PhotoStory

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây

Thực hiện: Nguyễn Hành

(Dân trí) - Những chiếc xuồng, ghe do ông Tốt (63 tuổi, quê Đồng Tháp) làm ra nhỏ như ổ bánh mì nhưng giá lên đến vài triệu đồng/chiếc. Ngoài bán cho bà con các tỉnh thành lân cận, ông còn bán sang Mỹ.

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 1

Nhắc đến nghề đóng xuồng, ghe lớn nhất miền Tây, hầu như ai cũng biết làng đóng ghe, xuồng rạch Bà Đài (xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp). Trước những năm 1980 - 1990, làng đóng ghe, xuồng Bà Đài có hơn 200 hộ dân chuyên sống bằng nghề này, hàng năm xuất bán hàng nghìn chiếc.

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 2

Tuy nhiên, từ sau những năm 2000, hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL phát triển, đê bao khép kín làm lúa vụ 3 và sự ra đời của xuồng, ghe composite (nhựa) đã dần "giết chết" làng nghề truyền thống hơn 100 năm tuổi này.

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 3

Gia đình ông Nguyễn Văn Tốt (63 tuổi, xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) với 2 đời sống bằng nghề đóng ghe, xuồng; bản thân ông Tốt có hơn 40 năm gắn bó với nghề nhưng đến năm 2008, ông Tốt đành "bẻ lái" sang nghề đóng ghe, xuồng thu nhỏ mưu sinh hơn 15 năm qua.

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 4
Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 5
Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 6

Theo lời ông Tốt, sau một lần ông đóng chiếc xuồng thu nhỏ cho người con mang vào trường chưng trái cây, từ đó nhiều người tìm đến nhờ ông đóng ghe, xuồng mini để trưng bày tại các nhà hàng, quán cà phê,... Một số lớn ở các điểm du lịch, họ mua xuồng nhỏ để trưng bày và xuồng lớn cho du khách bơi trải nghiệm.

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 7

Từ những miếng gỗ khô cứng nhưng qua bàn tay khéo léo, ông Tốt đã "biến" chúng thành những chiếc ghe, xuồng thu nhỏ độc đáo. Trên tay ông Tốt là chiếc xuồng Cần Thơ thu nhỏ nhưng ông phải mất 4 ngày mới hoàn thành.

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 8

Khi nghề đóng ghe, xuồng không "ăn nên làm ra" nữa, ông Tốt đã chuyển hẳn sang nghề đóng ghe, xuồng thu nhỏ. Mặc dù vậy, ông luôn khắc khoải tìm hướng phát triển duy trì làng nghề đóng ghe, xuồng rạch Bà Đài.

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 9

Đến nay số lượng xuồng, ghe thu nhỏ do ông đóng đã hơn nghìn chiếc, nhiều kiểu dáng khác nhau như: xuồng cui Bà Đài, ghe Cà Dom, xuồng Ba Lá, ghe tam bản, xuồng cui Long Xuyên, Cần Thơ, Ghe Ngo Sóc trăng, ghe chài lớn...

Bên cạnh đó, ông Tốt còn đóng cả những thuyền đánh cá ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt, ông còn đóng các loại thuyền du lịch, cứu hộ của Mỹ, Na uy, Ý,...

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 10

Mỗi loại có kiểu dáng đặc thù riêng, như chiếc ghe tam bản thu nhỏ này, dù được thu nhỏ nhưng vẫn có chèo, bánh lái như một chiếc ghe thật.

Giá thành mỗi chiếc ghe, xuồng tùy theo kích cỡ, loại gỗ,...có giá khác nhau nhưng dao động từ: 300.000đ - 6.000.000đ/chiếc. Và tùy đặc điểm thuyền, kích cỡ, ông Tốt mất từ 2 - 6 ngày, thậm chí hơn 30 ngày mới hoàn thành một sản phẩm.

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 11

Chiếc xuồng Cần Thơ, Long Xuyên,... nhỏ như ổ bánh mì nhưng rất được nhiều du khách đặt mua.

Ông Tốt phấn khởi: "Tôi không ngờ những chiếc ghe, xuồng thu nhỏ làm ra nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, nhất là các nhà hàng, khu du lịch. Đặc biệt, một Việt kiều Mỹ nhờ tôi đóng 5 chiếc xuồng, gửi sang Mỹ, vì thấy các chiếc xuồng, ghe, họ nhớ quê hương nhưng chưa có dịp về thăm quê nhà".

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 12

Ông Tốt bên cạnh chiếc Ghe Ngo truyền thống của dân tộc Khmer, tỉnh Sóc Trăng.

Theo ông Tốt, ông chuyển sang nghề đóng ghe, xuồng thu nhỏ một mặt vì chuyện "cơm áo, gạo tiền" nhưng điều ông muốn gửi gắm trong những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì là muốn lưu giữ lại hình ảnh những chiếc xuồng, ghe gắn liền với cuộc sống mưu sinh người dân miền Tây. Đồng thời những chiếc xuồng, ghe này cũng đã gắn bó với người dân, bộ đội trong những năm kháng chiến cứu nước.

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 13

Ghe chài lớn, phương tiện người dân miền Tây dùng để chở lúa, gạo, vật liệu xây dựng,... Ghe có tải trọng từ vài chục đến cả trăm tấn. Để hoàn thiện, ông Tốt mất gần 30 ngày làm việc.

Ông Tốt tâm sự, vui nhất là làm các xuồng chở bom đạn thời kháng chiến cho đơn vị Bảo tàng quân khu 9 trưng bày, như: Xuồng kháng chiến với đặc điểm "đi không dấu, nấu không khói"; ghe 2 đáy dùng tải đạn từ miền Bắc vào miền Nam. 

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 14

Chiếc thuyền chở khách du lịch của nước Ý. Vì mến mộ tài năng ông Tốt và muốn lưu giữ chiếc thuyền này nên một du khách đã đặt ông Tốt đóng để mang về nhà trưng bày.

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 15

Chiếc thuyền của người Na uy với đặc điểm khác biệt là bánh lái đặt bên mạn thuyền.

Để làm được những chiếc ghe, xuồng thu nhỏ, ông Tốt cho rằng phải yêu nghề, tính tình không nóng nẩy, cần thận, tỉ mỉ là sẽ thành công. Hiện nay, trong Tổ đóng xuồng thu nhỏ có nhiều thành viên đã thành thạo đóng các loại ghe, xuồng như ông Tốt.

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 16

Lãnh đạo UBND xã Long Hậu cho biết, khi làng nghề đóng ghe, xuồng không còn "ăn nên làm ra" như trước, địa phương đã thành lập Tổ đóng ghe, xuồng thu nhỏ (Tổ đóng ghe, xuồng nghệ thuật) để duy trì làng nghề đóng ghe, xuồng rạch Bà Đài, xứ Đồng Tháp.

Độc đáo những chiếc xuồng, ghe nhỏ như ổ bánh mì ở miền Tây - 17

Từ thuyền mẫu cứu hộ của một Việt kiều Mỹ, ông Tốt đang dần hoàn thành 2 chiếc thuyền lớn (sức chở trên 10 người).

Theo lời ông Tốt, qua báo chí, một Việt kiều Mỹ biết làng đóng ghe, xuồng Bà Đài đang dần mai một, Việt kiều này đã gửi mẫu thuyền cứu hộ của Mỹ và vật liệu đặc biệt (một loại nhựa cạnh tranh với composite) về cho ông Tốt đóng thuyền và sử dụng.

Hiện 2 thuyền cứu hộ sắp hoàn thành, ông Tốt gửi đến các điểm du lịch cho người dân trải nghiệm và thử độ bền. Nếu phương tiện này thành công (độ bền, giá thành) là cơ hội tốt để người dân rạch Bà Đài tiếp tục theo nghề đóng ghe, xuồng; có thêm việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống mà không phải bỏ nghề.