(Dân trí) - Doanh nghiệp còn 3 lao động nhưng nợ BHXH hơn 36 tỷ đồng, nhân lực ngân hàng và tài chính lương cao trong quý I/2022, vỡ mộng vì "cây tỷ đô"… là những thông tin việc làm hấp dẫn tuần qua.
Ngân hàng, tài chính "hút" nhân lực nhờ mức lương dẫn đầu
Doanh nghiệp còn 3 lao động nhưng nợ BHXH hơn 36 tỷ đồng, nhân lực ngân hàng và tài chính lương cao trong quý I/2022, vỡ mộng vì "cây tỷ đô"… là những thông tin việc làm hấp dẫn tuần qua.
TPHCM cần 65.000 lao động trong quý 2, thu nhập trên 10 triệu đồng
Dự kiến trong quý 2/2022, TPHCM sẽ cần khoảng 65.000 lao động để phục hồi kinh tế trong các ngành dịch vụ và công nghiệp trọng điểm. Nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề khoảng 55.000 người.
Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) cho hay, trong quý 2/2022, địa phương cần 59.000-65.000 lao động, giảm khoảng 8% so với quý 1.
Nhu cầu tuyển dụng chủ yếu là doanh nghiệp ngoài nhà nước với 89%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9% và 1,1% thuộc khối doanh nghiệp nhà nước…
Lao động ngành nào có mức thu nhập cao nhất đầu năm 2022?
Khảo sát của Tổng cục Thống kê về thu nhập trong 3 tháng đầu năm 2022 đã cho thấy sự thay đổi đáng kể trong nhóm lao động làm việc ở lĩnh vực xây dựng, thương mại, ngân hàng, dịch vụ…
Doanh nghiệp chỉ còn 3 lao động, nợ BHXH hơn 36 tỷ đồng
Thanh Hóa hiện có hơn 5.000 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền hơn 525 tỷ đồng, trong đó có doanh nghiệp chỉ còn 3 lao động nhưng nợ đến hơn 36 tỷ đồng.
Theo bảo hiểm xã hội (BHXH) Thanh Hóa, trong quý I/2022, dịch Covid-19 trên địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng bất lợi đến hầu hết các ngành, lĩnh vực, người lao động, người sử dụng lao động và công tác triển khai thực hiện chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)…
Lên mạng nghe hô hào "Bỏ việc đi!" cứ như "khích"... bỏ vợ, bỏ chồng
Một chút khó khăn hay mâu thuẫn trong công việc được chia sẻ trên mạng xã hội, lập tức có thể nghe hàng loạt lời động viên "Bỏ việc đi!" .
Chưa khi nào cụm từ "nghỉ việc", "bỏ việc" được sử dụng tràn lan như hiện nay. Trên các diễn đàn nhân sự - việc làm, hàng ngày, hàng giờ có thể thấy tinh thần "Bỏ việc đi!" lan truyền.
Chỉ cần gặp chút khó khăn trong công việc như sếp "rắn", lương thấp, chậm lương, công việc áp lực, môi trường không thoải mái, đi làm xa, khách hàng khó tính hay giờ làm "ngặt", đồng phục gò bó là các nhân sự lên mạng kêu than…
Ngâm mình giữa sông, cúi ngang mặt nước săn chem chép
Cứ đến dịp tháng 3 âm lịch hằng năm, người dân sống ven sông Cu Đê (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) lại rủ nhau đổ ra bãi bồi giữa sông để săn con chem chép vào mùa.
Vào mỗi buổi chiều giữa tháng 3 âm lịch, khi con nước hạ dần cũng là lúc nhiều người dân sống ven hạ nguồn Cu Đê đổ ra bãi bồi giữa sông để mò chem chép. Đây cũng chính là khoảng thời gian chem chép chắc thịt và ngon nhất trong năm…
Lao động vị thành niên bị cấm làm những công việc gì?
Từ 15 đến dưới 18, người lao động bị cấm làm những công việc có tính nhạy cảm , lao động thể chất nặng nhọc. Mức xử phạt hành chính với trường hợp vi phạm có thể lên tới 75 triệu đồng…
Nữ thạc sĩ rời TPHCM về quê nuôi giống gà đen xì, nhặt trứng mỏi tay
Tốt nghiệp cao học với tấm bằng thạc sĩ kinh tế, là nhân viên ngân hàng tại TPHCM nhưng chị Phạm Thị Nhân (30 tuổi) quyết định từ bỏ, về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà ác lấy trứng.
Chúng tôi biết chị Phạm Thị Nhân tại chợ phiên du lịch ở TP Hội An vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 thì có dịp ghé thăm trang trại gà ác của chị tại xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam…
Vỡ mộng sau hàng chục năm trồng "cây tỷ đô", người dân chặt bỏ
Sau hàng chục năm trồng mắc ca với niềm tin ban đầu là "cây tỷ đô" nhưng hiệu quả kinh tế thực tế mang lại không cao, người dân nhiều nơi đã chặt bỏ.
Thực tế cho thấy, qua hơn 10 năm tham gia, hầu hết các mô hình trồng cây mắc ca tại nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa không cho hiệu quả kinh tế. Nhiều nơi, người trồng mắc ca đã chặt bỏ, chuyển đổi cây trồng.
Là một trong những hộ gia đình tham gia mô hình thâm canh cây mắc ca, anh Đặng Đình Hải, Bí thư Chi bộ thôn Điền Trạch, xã Thọ Lâm cho biết, gia đình anh trồng hơn 100 cây "tỷ đô" này từ 2015…
Lãi chục tỷ mỗi năm từ mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Với quy trình chăn nuôi hiện đại, khoa học, mỗi năm ông Trần Công Thành (SN 1967, Quảng Nam) thu lợi nhuận hàng tỷ đồng từ việc nuôi tôm sạch, chất lượng.
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi tôm được đầu tư bài bản, ông Trần Công Thành kể, sau những chuyến tìm hiểu các mô hình nuôi tôm khoa học, khép kín trong và ngoài nước, ông cứ trăn trở mãi, muốn áp dụng công nghệ hiện đại này trên chính mảnh đất quê hương Quảng Nam, biến cơ sở của mình thành mô hình thí điểm, mở ra triển vọng mới trong sản xuất tôm bền vững, thân thiện môi trường…
Nội dung: Hoàng Mạnh
Ảnh: Nhóm phóng viên