PhotoStory

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM

Thực hiện: Hải Long

(Dân trí) - 12 chuyến bay trực thăng vừa được thực hiện cả ngày và đêm, đáp trực tiếp xuống nóc tòa nhà Viện chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quân y 175 để huấn luyện cho việc cấp cứu đường không.

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 1

Chiều tối 30/12, Tổng công ty trực thăng Việt Nam , Quân chủng Phòng không - Không quân, Binh đoàn 18 phối hợp với Bệnh viện Quân y 175 - Bộ Quốc phòng thực hiện các chuyến bay diễn tập cấp cứu bệnh nhân bằng máy bay tại sân đỗ trực thăng trên nóc Bệnh viện Quân y 175.

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 2

Tổng công ty Trực thăng Việt Nam - Bộ Quốc phòng là đơn vị đảm nhiệm thực hiện các chuyến bay diễn tập này.

Các phi công của đoàn bay kiểm tra kỹ lưỡng sân đáp và các thiết bị cần thiết tại khu vực diễn tập.

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 3
Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 4

Chiếc trực thăng mang số hiệu EC-225 của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam được sử dụng để thực hiện tổng cộng 12 chuyến bay cả ngày và đêm trong buổi diễn tập.  Máy bay được điều khiển bởi đội ngũ phi công dầy dặn kinh nghiệm, phải có ít nhất trên 3.000 giờ bay.

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 5

Theo tình huống giả định: Tại Bệnh viện Quân y 175 có trường hợp cần phải đưa đi cấp cứu ở xa, lệnh điều động trực thăng được phát ra, sau đó bệnh nhân được đẩy trên cáng lên bãi cất hạ cánh trên nóc bệnh viện...

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 6

Ngay khi máy bay đáp, bệnh nhân lập tức được đội ngũ y tế vận chuyển vào cabin, máy bay cất cánh ngay lập tức đưa người bệnh về nơi điều trị mới.

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 7

Tình huống giả định thứ hai: Bệnh nhân cần cấp cứu khẩn cấp đang ở đảo xa hoặc khu vực vùng có giao thông khó tiếp cận, trực thăng sẽ tới các địa điểm trên đón bệnh nhân đưa về thẳng Bệnh viện Quân y 175 để điều trị.

Trước đây, khi bãi cất hạ cánh trên nóc Bệnh viện Quân y 175 chưa đi vào hoạt động, trực thăng cấp cứu phải đưa các bệnh nhân nặng, phức tạp về hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó xe cứu thương chuyển tiếp bệnh nhân về bệnh viện và ngược lại. Quá trình này làm kéo dài thêm một khoảng thời gian nhất định, ít nhiều ảnh hưởng kết quả điều trị.

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 8

Ngoài phục vụ vận chuyển cấp cứu cho chiến sĩ và người dân gặp tai nạn ở các nơi đảo xa, vùng khó tiếp cận, sân bay cấp cứu trực thăng của Bệnh viện Quân y 175 sẽ là điểm phát triển cấp cứu nhanh, hướng đến mô hình trung tâm cấp cứu đa năng đường bộ - đường thủy - đường không.

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 9

Đại úy, phi công Nguyễn Đức Trung - Tổng công ty Trực thăng Việt Nam cho biết, đây là những chuyến bay mới, đòi hỏi phi công phải chuẩn bị kỹ càng từ khâu nghiên cứu địa, hình địa vật, thời tiết... và nhiều yếu tố quan trọng khác. 

"Để thực hiện tốt những chuyến bay lần này, chúng tôi đã chuẩn bị từ rất lâu, bao gồm công tác khảo sát đĩa đáp, địa vật xung quanh, cũng như hợp đồng kỹ với các bên liên quan để đưa ra phương án bay tối ưu nhất. Sau này có thể áp dụng và đưa trực tiếp bệnh nhân từ Trường Sa về đáp trên sân bay bệnh viện, giảm thiểu thời gian di chuyển, tăng giờ vàng cứu sống bệnh nhân, đó là mục tiêu cao cả của việc huấn luyện lần này", đại úy Nguyễn Đức Trung chia sẻ.

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 10

Thiếu tướng, phó giáo sư Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, cho biết đơn vị tiếp tục tổ chức bay huấn luyện với hai nội dung là bay ngày và bay đêm. 

Với mục đích cho đội ngũ phi công được tiếp cận với địa hình mới trên tòa nhà cao tầng và đi vào giữa thành phố, đồng thời cho tổ cấp cứu đường không của đơn vị có cơ hội rèn luyện nhanh chống. Từ khi tiếp nhận người bệnh cho đến khi tiếp đất và đưa xuống khu vực cấp cứu phải đảm bảo được các tiêu chuẩn đã đặt ra.

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 11

Theo Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, các chuyến bay luyện tập ban ngày đã thực hiện rất tốt, và đơn vị tiếp tục thực hiện bay các chuyến đêm để quen với địa hình, môi trường bay, nâng cao tính thực tế.

"Từ đường bay này, chúng ta sẽ triển khai tới các điểm đảo, vùng sâu vùng xa để nâng cao hơn khả năng chiến đấu, tiếp cận và đội hình của đơn vị. Sắp tới, không chỉ thực hiện các vấn đề an ninh quốc phòng, mà còn phục vụ cho cả những vấn đề về dân sinh, xã hội", Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 nói.

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 12
Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 13

Buổi diễn tập được triển khai chặt chẽ, với 12 chuyến bay được thực hiện bao gồm cả ngày và đêm.

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 14

Đại tá Lê Đức Long, Giám đốc Công ty trực thăng miền Nam cho biết, đối với hàng không nói chung và Tổng công ty Trực thăng Việt Nam nói riêng thì mục đích huấn luyện, đào tạo các chuyến bay chủ yếu là để đảm bảo cho sự an toàn tuyệt đối trong mọi tình huống, dù bay ngày hay đêm thì các yếu tố an toàn phải được đưa lên hàng đầu.

Trực thăng đáp trên nóc bệnh viện, huấn luyện cấp cứu đường không ở TPHCM - 15

Thông qua chương trình huấn luyện, giúp các đơn vị kiểm tra, rà soát các yếu tố kỹ thuật, phương án an toàn cho hoạt động bay tại sân đáp, góp phần nâng cao chất lượng công tác cấp cứu đường không thời gian tới.

Qua đó giải quyết tất cả tình huống, sự cố thảm họa, thiên tai nhằm đảm bảo phục vụ tốt sức khỏe cán bộ, nhân dân TPHCM, các tỉnh lân cận và trong khu vực.