DMagazine

Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm

(Dân trí) - Ngày 1/6, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã thay mặt Chính phủ trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm Thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với DN nhỏ và siêu nhỏ.

Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 1
Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 2

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có khoảng 760.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong cơ cấu doanh nghiệp của Việt Nam, nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ chiếm hơn 63%, doanh nghiệp quy mô nhỏ chiếm hơn 30% và doanh nghiệp quy mô vừa chiếm gần 4%. Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tới hơn 93% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam.    

Tại dự thảo Tờ trình Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, Bộ Tài chính cho biết, thực tế tại Việt Nam, với đa số doanh nghiệp là siêu nhỏ và nhỏ và các doanh nghiệp càng có quy mô nhỏ thì càng dễ bị “tổn thương” trước những biến động của nền kinh tế, môi trường kinh doanh, trước sự cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, việc xem xét, ban hành Nghị quyết của Quốc hội để quy định giảm Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và sớm đưa chính sách này vào thực tiễn là cần thiết. 

Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 3
Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 4

Về lý do chỉ đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ mà không bao gồm các doanh nghiệp quy mô vừa, Bộ Tài chính cho rằng điều này nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả của chính sách hỗ trợ, tránh tình trạng ưu đãi dàn trải. Bởi vì nếu ưu đãi cả doanh nghiệp có quy mô vừa thì gần như toàn bộ doanh nghiệp tại Việt Nam (trên 97%) đều được hưởng ưu đãi. Điều này không mang nhiều ý nghĩa ưu tiên phát triển, đồng thời có thể dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng giữa doanh nghiệp vừa với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, trong khi nhóm doanh nghiệp vừa đã sẵn có nhiều lợi thế hơn (như: vốn, doanh thu, thị trường, lao động, công nghệ...).     

Về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được giảm thuế, Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% số Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 3 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 10 người (thuộc nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ); doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 100 người (thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ).  

Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 5

Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu thực hiện việc giảm thuế trên sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 15.840 tỷ đồng; còn nếu tiếp tục mở rộng giảm thuế cho cả doanh nghiệp vừa có thể làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 22.440 tỷ. Tuy nhiên, số giảm thu này sẽ được bù đắp từ các loại thuế gián thu và các nguồn thu ngân sách khác vì số tiền thuế được giảm sẽ được sử dụng cho tiêu dùng và đầu tư; đồng thời, sẽ góp phần tăng thu từ Thuế thu nhập doanh nghiệp vào giai đoạn tiếp theo do doanh nghiệp có điều kiện để tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 7
Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 9
Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 11

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thì có 2 nhóm doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn nhất.

Nhóm thứ nhất: Các doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực bị suy giảm nhu cầu hoặc bị khó khăn bởi nguồn cung nguyên liệu hoặc lao động như du lịch, khách sạn, dệt may, da giầy, kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu… Đối với nhóm này, Chính phủ đã thực hiện gia hạn nộp thuế và tiền thuế đất trong 5 tháng. Ngoài ra, còn giảm một số khoản lệ phí.   

Nhóm thứ hai: Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Nhóm này do nguồn lực tài chính không mạnh nên dễ bị “tổn thương” bởi những điều kiện khó khăn của thị trường. Đối với nhóm này, lần này Chính phủ đề nghị Quốc hội giảm 30% số Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020. 

Tôi nghĩ rằng với đặc thù khó khăn của các nhóm đối tượng khác nhau thì các chính sách tài khóa hỗ trợ các doanh nghiệp này là rất phù hợp. Với nhóm đối tượng gặp khó khăn tạm thời do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh thì việc gia hạn nộp thuế, gia hạn tiền thuê đất giúp các doanh nghiệp có nguồn tài chính vượt qua khó khăn. Khi dịch Covid-19 được khống chế, các doanh nghiệp này sẽ phục hồi và phát triển kinh doanh trở lại và có nguồn tiền để nộp thuế cho Nhà nước. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, bên cạnh được gia hạn nộp thuế, còn được hưởng thêm hỗ trợ giảm Thuế thu nhập doanh nghiệp. Với số Thuế thu nhập doanh nghiệp dự kiến giảm là 15.840 tỷ đồng thì đây chính là nguồn tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp này vượt qua khó khăn

Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 13

Trong bối cảnh dịch tác động rất mạnh như vậy thì một trong những chính sách mà doanh nghiệp ngóng chờ là chính sách thuế. Ngay cả trong điều kiện bình thường thì chính sách mà doanh nghiệp ưa thích nhất vẫn là chính sách hỗ trợ về thuế. Riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có vốn rất “mỏng”, nên chỉ có mấy tháng mà đã thể hiện tình trạng “đuối sức”, rất cần phải hỗ trợ để họ có thêm tích lũy, phục hồi. Vì vậy, trong thời điểm dịch Covid-19 như thế này thì Bộ Tài chính dự thảo Nghị định như vậy, chúng tôi cho là rất đúng thời điểm, và cách dự thảo cũng là rất nhanh, tạo được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.  

Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 15

Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc giảm 30% Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ làm giảm thu ngân sách năm 2020 khoảng 15.840 tỷ đồng. Nếu chia ra con số 760.000 doanh nghiệp thì con số hưởng lợi của mỗi doanh nghiệp không nhiều. Tất nhiên, dù ít nhưng cũng giúp doanh nghiệp có một khoản nhất định để đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc các chi phí khác, với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì “được đồng nào, hay đồng ấy”.     

Tuy nhiên, trong bối cảnh rất khó khăn về ngân sách thì Bộ Tài chính làm được là quá tốt. Nhưng mục đích quan trọng nhất là hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi thì cần giải pháp đồng bộ chung trong các chính sách của Bộ Tài chính, cũng như các chính sách khác của Chính phủ. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung, cái khó khăn nhất hiện nay là vận hành lại hoạt động sản xuất, kinh doanh và thị trường tiêu thụ nên ngoài Bộ Tài chính “gánh” thì rất cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành. Khi giúp được doanh nghiệp quay trở lại sản xuất, kinh doanh sớm để họ có thu nhập nộp thuế thì con số 30% nó mới thực sự ý nghĩa.

Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 17
Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 19
Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 21

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đến hết tháng 4-2020, số doanh nghiệp định rút khỏi thị trường là 30% và vẫn có xu hướng tăng; doanh nghiệp thiếu hụt nguồn vốn sản xuất kinh doanh là 36,7%; thiếu hụt nguồn nguyên liệu là khoảng 18%; thiếu hụt nguồn nguyên liệu từ xuất nhập khẩu là khoảng 29%; tồn đọng hàng hóa 51,2%; ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh là 39,4%; hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ là 51,8%; không có nguồn thu để bù đắp là 43,4%; sụt giảm nguồn thu là hơn 60%... Vì vậy, đề xuất giảm thuế của Bộ Tài chính là đúng thời điểm, có ý nghĩa với từng doanh nghiệp. Đặc biệt, với doanh nghiệp siêu nhỏ, được miễn thuế rất ý nghĩa với họ, vì nó không chỉ là miễn thuế, mà còn giảm áp lực về chi phí tuân thủ, không phải dành thời gian quyết toán thuế, để họ tập trung phục hồi sản xuất, kinh doanh

Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 23

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước phải là chính sách hỗ trợ có điều kiện và phải cân đối tổng thể các yếu tố tác động đến các doanh nghiệp, nền kinh tế và cân đối ngân sách Nhà nước. Việc giảm Thuế thu nhập doanh nghiệp theo đề xuất của Bộ Tài chính, có nghĩa là Nhà nước hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ gặp khó khăn nhưng đã tự tìm mọi cách phát triển và có tiềm năng phát triển, nếu được hỗ trợ sẽ phát triển tốt hơn. Nhà nước không thể và cũng không nên hỗ trợ những doanh nghiệp kém cỏi. Ở đây, sự can thiệp của Nhà nước phải tôn trọng quy luật thị trường, phải chấp nhận quy luật cạnh tranh, những doanh nghiệp có năng lực kém, không phù hợp với thị trường phải chấp nhận bị đào thải.   

Còn về mức độ giảm thuế, trong bối cảnh hiện nay nếu khả năng cho phép thì hỗ trợ được nhiều hơn thì tất nhiên là tốt hơn cho các doanh nghiệp, nhưng việc hỗ trợ cho doanh nghiệp còn phải đảm bảo cho Nhà nước vẫn có đủ nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chi Nhà nước. Theo đó, trong bối cảnh dịch bệnh, nguồn thu giảm nhưng ngân sách lại phải tăng chi, bao gồm tăng chi cho y tế, chi cho hỗ trợ những đối tượng chính sách. Vì lẽ đó, mức giảm Thuế thu nhập doanh nghiệp 30% là hài hòa, vừa hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khắc phục khó khăn, vừa đảm bảo Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ chi cho phát triển kinh tế - xã hội. 

Để giải bài toán cân đối ngân sách Nhà nước, theo tôi, sẽ có 2 hướng cơ bản: Thứ nhất là tiết kiệm chi: Theo đó, cần rà soát kỹ để cắt giảm những khoản chi chưa thực sự cần thiết, đặc biệt là các khoản chi hoạt động hành chính, hội họp… của các cơ quan Nhà nước, hoãn lộ trình tăng lương cơ sở. Ở đây cần lưu ý là chỉ cắt giảm những khoản chi chưa thực sự cần thiết, còn chi cho đầu tư phát triển thì vẫn phải thực hiện theo kế hoạch để đảm bảo kích cầu nền kinh tế và đảm bảo đúng kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, là tăng cường các giải pháp chống thất thu ngân sách như tăng cường và nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế; nâng cao hiệu quả đôn đốc thu nộp thuế, giảm nợ thuế….

Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 25

Hiện nay, quy mô thu ngân sách là 1,4 triệu tỷ đồng, nên theo số liệu tính toán của Bộ Tài chính, việc giảm thu ngân sách khi giảm Thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khoảng 15.840 tỷ đồng có thể cân đối được, chưa kể năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên quy mô thu ở nhóm doanh nghiệp này còn có thể giảm. 

Về mức giảm, tất nhiên với doanh nghiệp thì họ muốn giảm càng nhiều càng tốt, nhưng phải đặt trong bối cảnh chung về cân đối thu - chi ngân sách, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh thì thu ngân sách sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, về đề xuất chia nhỏ quy mô các doanh nghiệp để có chính sách khác nhau, tôi nghĩ sẽ rất khó. Việc quản lý thuế với khối doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ vốn đã rất khó, vì số lượng lớn, trong khi hoạt động không bài bản, quy củ. Nên việc “xé lẻ” chính sách ra nhiều thang bậc, việc quản lý sẽ càng khó khó hơn. Chưa kể sẽ có những đối tượng trục lợi chính sách, biến báo doanh thu để được miễn hoặc giảm nhiều thuế

Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 27
Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 29
Đề xuất giảm 30% thuế TNDN với DN nhỏ, siêu nhỏ: Đúng thời điểm - 30