DMagazine

Khám phá kiến trúc "có một không hai" của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu

(Dân trí) - Nhà lớn Long Sơn (xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là một quần thể kiến trúc được xây dựng độc đáo "có một không hai" ở Việt Nam.

 Khám phá kiến trúc "có một không hai" của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu

Nhà lớn Long Sơn (xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là một quần thể được xây dựng với kiến trúc độc đáo "có một không hai" ở Việt Nam.

Chiêm ngưỡng kiến trúc "độc nhất vô nhị" của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 1

Nhà lớn Long Sơn (còn gọi là đền Ông Trần nằm bên sườn phía Đông Núi Nứa, thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ mang nhiều nét đặc sắc, có thể nói là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Quần thể di tích này là sự pha trộn của nhiều tín ngưỡng dân gian địa phương với Nho giáo và Lão giáo.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 2

Nhà lớn Long Sơn là một quần thể gồm nhiều ngôi nhà có lối kiến trúc tựa kiểu đình làng Việt Nam, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quý, nằm trên tổng diện tích khoảng 2ha.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 3

Điều đặc biệt của Nhà lớn Long Sơn là các công trình không được xây theo một quy hoạch tổng thể nào. Nhà lầu, nhà trệt xen kẽ kế tiếp nhau, không cân đối, không sau trước, đã tạo nên một bố cục kiến trúc rất khác lạ.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 4

Nhà lớn Long Sơn được xây dựng trong gần 20 năm (từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành). Đây là một tập hợp quần thể kiến trúc khép kín và liên thông, được chia thành 3 khu riêng biệt.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 5
 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 6
 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 7
 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 8

Khu nhà thờ, khu lăng mộ Ông Trần và một khu gồm nhiều nhà với các chức năng khác nhau. Các công trình đều mang màu sắc tươi sáng với tường vôi trắng, các ô cửa, mành che và vách gỗ sơn xanh, thể hiện nét tín ngưỡng của đạo Ông Trần và tính quần cư, đoàn kết giữa những người dân tha hương khi đến chốn rừng núi hoang vu lập nghiệp.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 9

Tất cả vật liệu cần thiết để xây dựng nên Nhà lớn Long Sơn ngày nay đều là của Ông Trần và những người tin theo ông tự nguyện gom góp. Ban đầu, Nhà lớn được làm bằng gỗ ván, tre nứa, nhưng sau này khi trùng tu, các con cháu và đệ tử Ông Trần đã cho thay thế một phần gạch ngói và xi măng.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 10

Ấn tượng nhất ở Nhà lớn Long Sơn là khu nhà thờ. Khu nhà này quay mặt về hướng Đông, có diện tích 7.800m2 bao gồm các công trình kiến trúc: Lầu Cấm (Tiền điện); Nhà Thánh, Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Phật (Chính điện), nhà Hậu (Hậu điện) và Lầu Dài là nơi lễ nghi hội hè. 

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 11

Một thành viên đang sinh sống trong quần thể Nhà lớn Long Sơn đang thực hiện nghi thức thắp nhang cúng tổ tiên.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 12
 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 13
 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 14
 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 15

Trong các gian thờ có vô số kỷ vật cổ, đa phần bằng gỗ quý. Cách bày trí nội thất khu di tích rất trang nghiêm, uy nghi với nhiều hoành phi, hương án bài vị, bàn thờ, tủ cẩn, câu đối.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 16

Tất cả những người dân đang sinh sống, làm việc, trông nom khu Nhà lớn Long Sơn đều có trang phục đặc biệt giống nhau, đàn ông thì để tóc dài, nuôi dâu.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 17

Họ cùng làm việc, sinh hoạt trong một cộng đồng khép kín.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 18
 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 19
 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 20
 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 21

Từ xưa đến nay, việc trông coi và giữ gìn Nhà lớn Long Sơn đều do nhân dân cùng con cháu ông Trần tự nguyện. Việc cúng lễ, quét dọn, tu sửa hằng ngày do phiên ngũ (năm người) đảm nhiệm, cứ ba ngày thay phiên một lần. Nhà Lớn hiện có 68 phiên với 340 người tự nguyện thực hiện, nửa năm đáo lại một lần.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 22

Khu nhà xưởng bên trong quần thể Nhà lớn Long Sơn, nơi những người đàn ông quây quần làm nghề mộc.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 23

Bên trong khuôn viên Nhà lớn Long Sơn luôn sạch sẽ, cây cảnh được chăm sóc, cắt tỉa gọn gàng.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 24
 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 25
 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 26
 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 27
 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 28

Ngoài ra còn một số nhà phụ như lẫm lúa, kho đựng đồ, nhà bếp, nhà máy đèn, nhà ở của bá tánh và dòng tộc.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 29

Năm 1900, Ông Trần cùng khoảng 20 người trong gia tộc đi bằng thuyền buồm dừng chân ở chợ bến Long Điền. Sau khi nhận thấy phía Nam đảo núi Lứa (Long Sơn) chưa có người khai phá, ông bèn chọn nơi này mở đất lập nghiệp và truyền đạo.

 Khám phá kiến trúc có một không hai của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu - 30

Sau khi ông Trần qua đời và được đưa vào thờ cúng trong Nhà lớn thì khu di tích này lại có thêm một tên gọi nữa là Đền Ông Trần. Hàng năm vào ngày giỗ Ông Trần (20 tháng 2 âm lịch) và ngày Tết Trùng cửu (9 tháng 9 âm lịch), Nhà lớn Long Sơn đều có tổ chức lễ hội long trọng, thu hút hàng chục ngàn người gần xa (chủ yếu từ các tỉnh ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ) về tham dự.