PhotoStory

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM

Thực hiện: Nam Anh

(Dân trí) - Cứ đến dịp lễ Ramadan, dãy chợ trong con hẻm 157 đường Dương Bá Trạc (quận 8) lại được mở ra với phong phú các loại thực phẩm, đồ uống. Người mua, người bán đông đúc nhộn nhịp cả con hẻm nhỏ.

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 1

Cứ đến dịp lễ Ramadan của người đạo Hồi, dãy chợ trong con hẻm 157 đường Dương Bá Trạc (quận 8) lại được mở ra với phong phú các loại thực phẩm, đồ uống.

Theo quan niệm của người đạo Hồi, lễ Ramadan (hay còn gọi là lễ nhịn chay) diễn ra trong vòng một tháng, những tín đồ đạo Hồi sẽ không được ăn, uống, hút thuốc trong thời gian từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Sau khi mặt trời lặn, những tín đồ theo đạo Hồi sẽ được xả chay, ăn uống như bình thường.

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 2

Chợ bắt đầu mở từ 14h hằng ngày, đông đúc vào lúc chiều tà, các tín đồ theo đạo Hồi sinh sống ở con hẻm và nhiều nơi khác sẽ về đây để mua thực phẩm Halal, đây là loại thực phẩm được người đạo Hồi sử dụng hàng ngày kể cả trong tháng nhịn chay Ramadan.

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 3

"Hơn chục năm nay, cứ đến tháng Ramadan tôi lại mở hàng bán đồ ăn, khách mua đa số là các tín đồ theo đạo Hồi, mọi người mua thức ăn để chuẩn bị cho bữa tối lúc mặt trời lặn", chị Halymah (36 tuổi) chia sẻ.

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 4
Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 5

Các loại thực phẩm như bánh chiên, bánh ngọt, trái cây được mọi người ưu tiên sử dụng trong những ngày diễn ra lễ Ramadan.

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 6

Lễ Ramadan năm nay bắt đầu từ ngày 11/3, là tháng thứ 9 theo lịch Âm của người Hồi giáo.

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 7

Hẻm 157 Dương Bá Trạc (quận 8) hiện có hơn 2.000 tín đồ theo đạo Hồi đang sinh sống và làm việc.

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 8

Không chỉ bán cho các tín đồ theo đạo Hồi, chợ Ramadan còn thu hút nhiều người dân trong khu vực này ghé mua. 

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 9

Hơn nửa thế kỷ định cư ở con hẻm 157 trên đường Dương Bá Trạc, cộng đồng các tín đồ theo đạo Hồi cũng hòa nhập với người dân trong khu vực.

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 10

Bà Saynăp (57 tuổi) từ An Giang lên định cư ở TPHCM hơn 30 năm nay, vài năm trở lại đây, gia đình bà mở quán tạp hóa trong con hẻm 157 Dương bá Trạc để bán kiếm thêm thu nhập.
"Vào tháng Ramadan, mọi người đổ ra đường đi chợ vào buổi chiều cũng là dịp gặp gỡ, trò chuyện để thêm gắn kết với nhau hơn", bà Saynăp nói.

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 11

Cũng trong dịp lễ Ramadan này, thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar tổ chức phát cháo cho các tín đồ và người dân trong khu vực. Được biết, mỗi ngày, thánh đường nấu 25-30kg gạo, chia thành 500-700 phần cháo phát cho mọi người.

"Phát cháo là truyền thống lâu nay của cộng đồng chúng tôi vào mỗi dịp Ramadan. Lễ Ramadan còn là dịp để là chúng tôi tạo phước, khuyên răn nhau sống tích cực, lương thiện hơn", ông Ab - Dohalim, đại diện thánh đường Anwar chia sẻ.

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 12

Các tín đồ, người dân xếp hàng nhận cháo từ thánh đường.

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 13

Trong dịp lễ Ramadan, những người phụ nữ theo đạo Hồi sẽ tự chuẩn bị thức ăn để dùng tại nhà khi mặt trời lặn.

Chợ Hồi giáo hoạt động kéo dài một tháng trong năm ở TPHCM - 14

Còn những người đàn ông sẽ đến thánh đường để hành lễ và dùng bữa. Trước mỗi bữa ăn, họ cùng nhau đọc kinh Koran để cầu phúc. Thức ăn của họ bao gồm cháo, bánh mì, trái cây do người trong giáo khu chuẩn bị.

Hiện cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi ở TPHCM có khoảng 10.000 người, sống tập trung tại các quận như: Bình Thạnh, Phú Nhuận, quận 8, quận 1, quận 6.