PhotoStory

Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử

Thực hiện: Nguyễn Dương

(Dân trí) - Sáng 19/2, mặc dù thời tiết tại Yên Tử (Quảng Ninh) không tốt, có mưa, sương mù và gió to, nhưng rất đông người dân vẫn đến đây chiêm bái, lễ Phật.

Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử - 1

Sáng 19/2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu di tích danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ Khai hội Xuân Yên Tử năm 2024. 

Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử - 2

Tham dự lễ Khai hội có GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; cùng lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh.

Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử - 3

Trong ảnh, các đại biểu làm lễ cung nghinh khai hội Yên Tử. Lễ khai hội xuân Yên Tử được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Đây là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất khu vực phía Bắc, thu hút hàng vạn tăng ni, phật tử và du khách về với vùng đất Phật linh thiêng để chiêm bái, vãn cảnh.

Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử - 4
Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử - 5

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh (bìa trái) và Hòa Thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, gióng trống và thỉnh chuông khai hội.

Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử - 6

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, cùng các đại biểu làm lễ đóng dấu thiêng Yên Tử.

Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử - 7
Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử - 8

Năm nay Lễ khai hội Xuân Yên Tử truyền thống được tổ chức theo hướng trang trọng, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. 

Ngoài phần lễ được tổ chức trang trọng, Hội Xuân Yên Tử năm nay có các hoạt động văn hóa đặc sắc như: Đêm Hội hoa đăng, cầu nguyện Quốc thái dân an; biểu diễn nghệ thuật, múa rồng, lân, võ thuật cổ truyền;...

Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử - 9

Ngay trong ngày khai hội đã có rất đông tăng ni, phật tử, nhân dân và khách du lịch hành hương về Yên Tử.

Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử - 10
Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử - 11
Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử - 12

Thời tiết sáng nay tại Yên Tử có mưa, sương mù. Đặc biệt, tại khu vực đỉnh núi chùa Đồng (Yên Tử) còn có gió to, du khách và phật tử phải bám lan can để leo lên chiêm bái ngôi chùa thiêng.

Người dân đội mưa gió chống gậy, vịn lan can lên chùa Đồng Yên Tử - 13

Theo Ban Quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, chỉ tính riêng sáng nay đã có khoảng 4.000 lượt du khách đến Yên Tử chiêm bái, vãn cảnh.

Trước đó, trong 9 ngày Tết, Khu di tích Yên Tử đã đón gần 138.000 lượt khách du Xuân, lễ Phật, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.