DMagazine

Gần Tết, cử nhân "cày sấp mặt" vẫn thua… lương công nhân

(Dân trí) - Hàng chục ngàn lao động nóng lòng chờ ngày xuất cảnh, quy định lao động làm hợp đồng trong công an, chuyện cử nhân "cày sấp mặt" vẫn thua lương công nhân... là những thông tin hút độc giả tuần qua.

Gần Tết, cử nhân "cày sấp mặt" vẫn thua… lương công nhân

Hàng chục ngàn lao động nóng lòng chờ ngày xuất cảnh, quy định lao động làm hợp đồng trong công an, chuyện cử nhân "cày sấp mặt" vẫn thua lương công nhân... là những thông tin hút độc giả tuần qua. 

Lao động Việt đi nước ngoài: Chờ ngày được bay như "nắng hạn mong mưa"

Đại dịch làm "đứt" cơ hội đi làm việc nước ngoài dù nhiều người đã sẵn sàng tâm thế. Hai năm chờ đợi, người có "tiền đóng, gạo góp" và cả doanh nghiệp làm dịch vụ trong lĩnh vực này đang như ngồi trên lửa…

Gần Tết, cử nhân cày sấp mặt vẫn thua… lương công nhân - 1

Bao giờ thị trường lao động tại các nước Đông Bắc Á thực sự mở cửa ? Người lao động phải làm gì để "được bay"? Đây là câu hỏi của hàng nghìn thực tập sinh, lao động Việt Nam đặt ra cho các ngành chức năng, cần sớm có câu trả lời. Đây cũng là bài toán với những người có trách nhiệm…

Lao động hợp đồng trong lực lượng công an phải là công dân Việt Nam

Dự thảo Thông tư về lao động hợp đồng trong Công an nhân dân quy định cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự thủ tục tuyển, ký kết, sử dụng lao động hợp đồng.

Gần Tết, cử nhân cày sấp mặt vẫn thua… lương công nhân - 2

Bộ Công an đang dự thảo Thông tư về lao động hợp đồng trong Công an nhân dân. Trong đó quy định cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự thủ tục tuyển, ký kết, sử dụng lao động hợp đồng tại các, đơn vị trực thuộc Bộ, công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập trong Công an nhân dân.

Về tiêu chuẩn ký kết hợp đồng lao động, dự thảo quy định tiêu chuẩn chung là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; có tư cách đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có lý lịch rõ ràng và được công an cấp xã nơi cư trú xác nhận…

Làm thêm dịp Tết: Cử nhân "cày sấp mặt" vẫn thua... lương công nhân

Ra trường đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, Nguyễn Hoàng Thanh Ngân (21 tuổi, quê Phú Quốc, Kiên Giang, ngụ quận 10) không thể xin được việc làm theo đúng ngành học. Chán nản, Ngân bỏ về quê vừa tránh dịch vừa tìm cách mưu sinh nhưng cũng sớm phải quay lại TPHCM vì "một ngàn đồng cũng không làm ra".

Gần Tết, cử nhân cày sấp mặt vẫn thua… lương công nhân - 3

Với mong muốn có tiền ăn Tết, Ngân miệt mài tìm thêm việc làm ngoài giờ. May mắn, cô gái trẻ được nhận vào làm thêm cùng lúc 3 công việc. Dù phải "cày ngày cày đêm" nhưng cô cũng vui vẻ vì "có tiền cho mẹ tiêu Tết".

"Ban ngày, em đi làm ở cửa hàng tiện lợi. Buổi tối làm thêm tại một công ty truyền thông để hỗ trợ sản xuất các chương trình truyền hình dịp Tết, đêm về em viết content. Thu nhập của cả 3 công việc tổng cộng khoảng 5,5 triệu đồng/tháng, trừ chi phí sinh hoạt và tiền trọ cũng dư được chút đỉnh", cô gái 21 tuổi tâm sự…

Tin quảng cáo việc nhẹ lương "khủng" và cái kết

Tin lời quảng cáo trên mạng xã hội, nam thanh niên vượt biên trái phép qua Campuchia làm nhân viên văn phòng. Do không thành thạo máy tính nên K. không thể làm được việc.

Gần Tết, cử nhân cày sấp mặt vẫn thua… lương công nhân - 4

Tức giận, nhóm người lạ liền bắt nhốt K. lại và yêu cầu trả chi phí đi lại hơn 30 triệu đồng mới cho về nước. Đêm 21/12, lợi dụng đêm tối, K. bỏ trốn và nhập cảnh trái phép vào Việt Nam tại khu vực ấp 4, xã Mỹ Quý Tây thì bị phát hiện, bắt giữ...

Thợ cắt thùng phuy may mắn có phao cứu sinh khi bị "hóa đuốc sống"

Trong lúc cắt thùng hóa chất, bất ngờ ngọn lửa bùng lên từ trong thùng khiến người thợ bị bốc lửa toàn thân. Nạn nhân nhanh chân nhảy xuống ao nước nên thoát chết.

Gần Tết, cử nhân cày sấp mặt vẫn thua… lương công nhân - 5

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh một người đàn ông may mắn thoát chết khi thùng phuy bất ngờ phát nổ kinh hoàng.

Cụ thể, nhóm 3 người đàn ông đang loay hoay với chiếc máy cắt thùng hóa chất đã qua sử dụng. Khoảng vài giây sau đó, chiếc thùng bất ngờ phình to, phát nổ, kèm theo đó là một ngọn lửa bùng lên từ phía trong thùng…

Lạ mắt với đàn trâu trắng muốt, mang lại cơ nghiệp sung túc cho chủ nuôi

Vừa gặm cỏ vừa tiến theo bờ đê về nhà, đàn trâu bạc của ông Thanh thu hút với những khối màu sáng hồng đẹp mắt. Sở hữu những "đầu cơ nghiệp" giá trị hàng trăm triệu, ông Thanh nổi tiếng cả vùng. 

Gần Tết, cử nhân cày sấp mặt vẫn thua… lương công nhân - 6

Đây là đàn trâu của ông Lê Văn Thanh (60 tuổi, trú thôn An Lâu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam). Ông đang sở hữu đàn trâu 7 con , trong đó có 6 con trâu trắng, nhiều nhất huyện Phú Ninh.       

Theo quan niệm dân gian, nhà nào nuôi trâu bạc (trâu trắng) sẽ xui xẻo, nhưng với những nông dân có thâm niên hàng chục năm nuôi trâu như gia đình ông Thanh, trâu bạc là giống trâu quý, "là tiền, là bạc, là may mắn"…

Khởi nghiệp với nghề nuôi ong lạ, thu nhập bạc tỉ trong năm dịch bệnh

Điều bất ngờ đã xảy ra khi những chiếc thùng nuôi ong mật bỏ phế ở góc vườn có một đàn ong mới vào làm tổ. Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Hữu Trực (29 tuổi, ngụ tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) mới biết đó là đàn ong sống trong ngôi nhà cổ hàng trăm năm của gia đình tách đàn ra đây. Khi đàn ong này tạo mật, Trực ăn thử và thấy có vị ngọt thanh khá lạ miệng. Anh quyết tâm tìm hiểu và nhân giống đàn ong này.

Gần Tết, cử nhân cày sấp mặt vẫn thua… lương công nhân - 7

Sau 3 năm nhân giống, đến năm 2021, Trực đã có hơn 400 đàn ong nuôi trong khuôn viên trang trại rộng 800m2. Mỗi năm một đàn ong dú cho thu hoạch mật hai lần với khoảng 1 lít mật, giá hiện tại là từ 1-1,5 triệu đồng/lít tùy mùa.

Trong năm 2021, do tập trung vào tách đàn nên 400 đàn ong dú của Trực chỉ thu về khoảng 100 lít mật. Nhưng bù lại, anh bán được nhiều phấn ong, keo ong thô và thùng giống ong. Tổng cộng năm nay anh thu về hơn 960 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư còn lãi khoảng 770 triệu đồng…

"Bắt" vùng đất cằn cỗi, hoang hóa "đẻ" tiền tỷ mỗi năm

Từ vùng đất cằn cỗi, nhiều hộ dân ở xã Đồng Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã mạnh dạn trồng cam, khiến đất "đẻ" tiền tỷ mỗi năm.  

Gần Tết, cử nhân cày sấp mặt vẫn thua… lương công nhân - 8

Tại đây, hộ trồng ít nhất cũng có 5ha cam, hộ nhiều nhất lên đến hơn chục ha (héc-ta), giá dao động từ 30.000-50.000 đồng/kg. Cây cam Đồng Thành không chỉ giúp người dân xóa đói giảm nghèo, mà còn thành cây trồng chủ lực giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu trên đất quê hương.

Đến nay, trên địa bàn xã này có gần 100 hộ trồng cam, tổng diện tích hơn 130 ha. Cây cam mang lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao; năm 2021, sản lượng ước đạt 1.400 tấn, cho thu nhập xấp xỉ 43 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng năm, các vườn cam còn tạo công ăn việc làm cho 300-400 lao động địa phương…