DNews

Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số

Huyên Nguyễn

(Dân trí) - TS Greeni Maheshwari - giảng viên cao cấp Đại học RMIT Việt Nam - cho rằng giáo dục sẽ giúp trao quyền cho nữ giới, đặc biệt là người dân tộc thiểu số.

Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số

Thay đổi nhận thức về vai trò của phụ nữ trong xã hội

Từ lâu, giáo dục đã được coi là một lĩnh vực quan trọng và là nền tảng cho sự phát triển của một quốc gia. Trong một nghiên cứu mới đây về vai trò của lãnh đạo nữ trong giáo dục đại học tại Việt Nam, TS Greeni Maheshwari - giảng viên cao cấp Đại học RMIT Việt Nam - chỉ ra rằng có sự chênh lệch giới tính thể hiện khá rõ.

TS Greeni Maheshwari đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về bình đẳng giới ở môi trường giáo dục đại học Việt Nam. Bà đánh giá như thế nào về tỷ lệ lãnh đạo là nữ giới trong các cơ sở giáo dục đại học?

- Trong một cuộc nghiên cứu vào năm 2016, Việt Nam đang có tỷ lệ 48,4% phụ nữ tham gia thị trường lao động trên cả nước và là nước có xếp hạng cao nhất ở Đông Nam Á. Điều đó đã được chứng minh Việt Nam đang dần có sự bình đẳng giới giữa nam và nữ.

Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 1

TS Greeni Maheshwari (Ảnh: ĐH RMIT).

Song, tại các trường đại học Việt Nam, tỷ lệ lãnh đạo nữ so với nam còn rất thấp. Một số thống kê gần đây tại Bộ Giáo dục và Đào tạo - cơ quan phụ trách giáo dục và giáo dục đại học tại Việt Nam - tỷ lệ lãnh đạo nữ chiếm 23%.

So với các quốc gia khác, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam hiện diện ở các vị trí lãnh đạo còn thấp.

Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này có thể xuất phát từ định kiến xa xưa về tư tưởng "trọng nam khinh nữ" và khả năng cân bằng giữa công việc, cuộc sống của phụ nữ.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nhìn chung, phụ nữ ở châu Á có xu hướng đi theo hình chữ M còn phương Tây lại là chữ U. Phụ nữ ở châu Á thường phải tạm ngưng công việc để lo toan cho gia đình khi đang đỉnh cao sự nghiệp rồi quay trở lại và rồi nghỉ hưu. 

Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 2

Biểu đồ về tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động tại một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á (Nguồn: ILO).

Không những vậy, các chương trình đào tạo lãnh đạo và quản lý thường thiên về nam giới, không chú trọng đến việc giáo dục và phát triển kỹ năng cho phụ nữ. Sự sai sót này không chỉ ảnh hưởng đến sự tiến bộ cá nhân của phụ nữ mà còn làm suy yếu khả năng cạnh tranh và đóng góp của họ cho cộng đồng.

Trong quá khứ, xã hội đã định đoạt vai trò của phụ nữ, dẫn đến việc họ thiếu đi cơ hội để phát triển tài năng và tiềm năng của mình. 

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi theo thời gian. Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp và hoạt động để thay đổi nhận thức về vai trò của phụ nữ trong xã hội. 

TS Greeni Maheshwari chia sẻ nghiên cứu về lãnh đạo nữ (Nguồn: ĐH RMIT).

Bà có thể nêu lên những thay đổi cụ thể trong xã hội Việt về vai trò của phụ nữ? 

- Nam đang tiến bộ với những điểm số chỉ số khoảng cách giới (GGIS) là 70% trong năm 2020, cao hơn so với điểm trung bình trên thế giới là 68,6%. 

Đầu tiên, điều này cho thể thấy rất rõ của sự thay đổi Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa từ năm 1946 (77 năm trước) - lần đầu tiên trong lịch sử phụ nữ có quyền được bầu cử. 

Đến Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, khẳng định nam nữ bình đẳng trên mọi phương diện về quyền và nghĩa vụ. Đặc biệt, Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trên mọi mặt. 

Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 3

Phụ nữ Việt Nam được quyền bầu cử ngay từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên (Nguồn: Quochoi.vn).

Các nhà tuyển dụng đã bắt đầu thay đổi suy nghĩ của họ khi tuyển một phụ nữ làm lãnh đạo. Họ không còn quan tâm tới giới tính, chỉ chú trọng tới các kỹ năng và năng lực của ứng viên. Song, còn rào cản văn hóa khi nhiều nhân viên không thích lãnh đạo là nữ. 

Qua nghiên cứu, tôi cho rằng việc thúc đẩy sự công bằng giới tính trong lãnh đạo giáo dục đại học không chỉ góp phần xóa bỏ các rào cản cổ xưa, mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành giáo dục và xã hội. 

Qua việc tạo điều kiện bình đẳng và khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực lãnh đạo, chúng ta có thể tận dụng tối đa tài năng và tiềm năng của cả nam và nữ để định hình một tương lai hứa hẹn cho giáo dục đại học ở Việt Nam.

Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 4
Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 5
Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 6
Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 7
Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 8
Các nhà tuyển dụng đã bắt đầu thay đổi suy nghĩ của họ khi tuyển một phụ nữ làm lãnh đạo
TS Greeni Maheshwari Giảng viên cao cấp Đại học RMIT Việt Nam

Xóa những "trần bê tông" vô hình cho nữ giới dân tộc thiểu số

Ở một góc khác, trong số nữ giới là lãnh đạo trong cơ sở giáo dục thì nữ giới dân tộc thiểu số dường như còn ít giữ vai trò lãnh đạo hơn nữa, điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân nào, thưa bà?

- Tại Việt Nam, 85,4% dân số, tương đương với khoảng 82 triệu người, là người Kinh. Trong khi 14,6% còn lại thuộc 53 dân tộc thiểu số, tổng cộng 14,12 triệu người. Những người thuộc dân tộc thiểu số gặp những thách thức lớn hơn như các định kiến và rào cản văn hóa ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của họ. 

Thẳng thắn nhìn thực tế cho thấy, phụ nữ từ các dân tộc thiểu số thường có tỷ lệ bỏ học cao hơn và gặp khó khăn ngay cả với giáo dục cơ bản. Điều này dẫn đến hạn chế cơ hội lãnh đạo trong tương lai của họ.

Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 9

Phụ nữ từ các dân tộc thiểu số thường có tỷ lệ bỏ học cao hơn và gặp khó khăn ngay cả với giáo dục cơ bản (Ảnh: Huyên Nguyễn).

Trong bối cảnh nghề nghiệp, thuật ngữ "trần kính" (glass ceiling) thường chỉ đến những rào cản vô hình ngăn cản sự tiến bộ nghề nghiệp của phụ nữ. 

Tuy nhiên, phụ nữ dân tộc thiểu số có thể phải đối mặt với "trần bê tông" (concrete ceiling), cho thấy con đường đến lãnh đạo còn thách thức. 

Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 10

Biểu đồ làm việc của phụ nữ châu Á đi theo dạng chữ M (Nguồn: JILPT).

Nghiên cứu cụ thể về lãnh đạo nữ trong giáo dục đại học đến từ các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện đang thiếu. Trong khi đó, những nghiên cứu thực hiện ở nhiều quốc gia cho thấy sự xuất hiện của "trần bê tông". 

Ở Việt Nam, nghiên cứu hiện tại về phụ nữ từ dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung vào khởi nghiệp, với khoảng trống đáng chú ý trong việc tìm hiểu về lãnh đạo nữ trong giáo dục đại học.

Lãnh đạo nữ là người dân tộc thiểu số sẽ đóng góp mạnh mẽ cho giáo dục

đánh giá về vai trò và tầm quan trọng nếu nữ giới dân tộc thiểu số có cơ hội nhiều khi làm lãnh đạo trong hệ thống giáo dục đại học?

- Các nhà lãnh đạo nữ là người dân tộc thiểu số có thể đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Họ có thể đóng góp vào việc tạo ra môi trường học thuật mang tính đại diện và bao hàm, đảm bảo sự lãnh đạo phản ánh tính đa dạng của dân số. 

Những nữ lãnh đạo này còn mang đến góc nhìn và trải nghiệm độc đáo, làm phong phú quá trình ra quyết định, tăng cường sự sáng tạo, đổi mới và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực giáo dục. 

Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 11

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh thăm Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai (Ảnh: MOET).

Hơn nữa, nữ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số cũng có thể trở thành hình mẫu cho sinh viên, đặc biệt là những người có xuất phát điểm tương tự, khuyến khích họ theo đuổi giáo dục đại học và nuôi ước mơ trở thành lãnh đạo. 

Những người lãnh đạo này cũng có thể giàu lòng cảm thông hơn với những vấn đề về bất bình đẳng và phân biệt đối xử, đóng góp vào việc tạo ra các chính sách và sáng kiến thúc đẩy sự công bằng trong hệ thống giáo dục.

Ngoài ra, lãnh đạo nữ là người dân tộc thiểu số có thể thúc đẩy môi trường làm việc hợp tác và hỗ trợ. Nền tảng và kinh nghiệm độc đáo của họ có thể góp phần hướng tới sự giao tiếp và thấu hiểu hiệu quả giữa các giảng viên và nhân viên, thúc đẩy tinh thần đồng đội và sự gắn kết. 

Khi tôn trọng sự đa dạng, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam có thể được hưởng lợi từ vô vàn ý tưởng và cách tiếp cận khác nhau. Cuối cùng, những điều này góp phần vào sự tăng trưởng, đổi mới và khả năng cạnh tranh của đất nước. 

Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 12
Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 13

Sự lãnh đạo nữ của nhóm dân tộc thiểu số cũng có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu đại diện thuộc dân tộc thiểu số trong các vị trí lãnh đạo giáo dục, thúc đẩy nền giáo dục đại học công bằng và mang tính đại diện hơn. 

Từ đó, giúp đất nước đạt được Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) số 5 về "đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái" vào năm 2030.

Xây dựng tương lai của các nữ lãnh đạo người dân tộc thiểu số

Để đạt được mục tiêu này, theo tiến sĩ, cần bồi dưỡng cho nữ giới dân tộc thiểu số như thế nào để nâng cao năng lực, tạo nguồn trở thành những nhà lãnh đạo tài giỏi?

- Xây dựng tương lai của các nữ lãnh đạo người dân tộc thiểu số là một hành trình mang tính chuyển đổi, xuyên suốt theo nhiều hướng khác nhau để trao quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số. 

Cách tiếp cận toàn diện này có thể rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng khả năng lãnh đạo của phụ nữ thuộc nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam, bao gồm các cấp độ cá nhân, cộng đồng, giáo dục, chính phủ và quốc tế.

Hạt giống khả năng lãnh đạo được gieo trồng trong nền tảng nuôi dưỡng gia đình, khiến việc trao quyền cho gia đình có thể là bước đệm quan trọng để chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo tương lai. 

Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 14

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thăm, động viên những lớp học vùng cao tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai (Ảnh: Thế Đại).

Việc nâng cao nhận thức trong các gia đình về vai trò then chốt của giáo dục trẻ em gái có thể rất quan trọng, làm nổi bật lợi ích lâu dài cho cả cá nhân và cộng đồng rộng lớn hơn. 

Song song đó, việc phát động các chiến dịch nâng cao nhận thức cấp cơ sở sẽ nêu bật những câu chuyện thành công của các em gái vượt qua các rào cản giáo dục trong các nhóm dân tộc thiểu số có tiềm năng tác động tích cực to lớn đến cuộc sống và cộng đồng nói chung. 

Sự thiết lập các chương trình cố vấn, trong đó những phụ nữ thành đạt thuộc nhiều hoàn cảnh khác nhau đóng vai trò là hình mẫu truyền cảm hứng và dẫn lối cho các cô gái trẻ, là điều thiết yếu. 

Ngoài ra, việc đưa các nhà lãnh đạo nữ mới nổi đến các thành phố lớn hơn có thể nâng cao sự tự tin và khả năng giao tiếp của họ.

Cùng với đó, trong các cơ sở giáo dục, nền tảng cho sự lãnh đạo có thể được củng cố hơn nữa. Việc đưa ra các chương trình học bổng và các sáng kiến hỗ trợ tài chính nhằm giảm bớt những trở ngại kinh tế cho các nữ sinh thuộc nhóm dân tộc thiểu số góp phần đáng kể vào việc tiếp tục học tập của các em. 

Hơn nữa, sự tích hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp về giới có thể tạo ra một môi trường học tập hòa nhập, khuyến khích sự tham gia của các nữ sinh đồng thời xóa bỏ thành kiến.

Giáo dục giúp trao quyền cho nữ giới dân tộc thiểu số - 15

Cần tạo thêm nhiều chính sách giáo dục được thiết kế riêng cho nữ sinh dân tộc thiểu số (Ảnh: Thế Đại).

Các bộ ngành, Chính phủ cũng cần thực hiện thêm các chính sách được thiết kế riêng để giải quyết những thách thức đặc biệt mà phụ nữ dân tộc thiểu số phải đối mặt.

Điều này bao gồm các chính sách tập trung vào việc cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục, tăng cường khung pháp lý chống phân biệt đối xử, đẩy mạnh sự hiện diện của nữ lãnh đạo người dân tộc thiểu số trong các khu vực Chính phủ, giải quyết các rào cản văn hóa, cung cấp cơ hội tài trợ và phát động các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm củng cố sự hiểu biết về bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử. 

Việc kết hợp các chương trình phát triển kỹ năng có thể cung cấp thêm kiến thức chuyên môn cần thiết, ví dụ về một chương trình như vậy được kết hợp dành cho doanh nhân nữ và đào tạo cho các nhà lãnh đạo đầy khát vọng từ các nhóm dân tộc này.

Một góc khác là hợp tác quốc tế. Đây là vấn đề đóng vai trò là cửa ngõ để phát triển các nhà lãnh đạo nữ tương lai. Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận (NGO) hoặc các tổ chức quốc tế như Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Tổ chức môi trường và phát triển phụ nữ (WEDO) đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của phụ nữ.

Chia sẻ những câu chuyện thành công và thực tiễn tốt nhất trên toàn cầu có thể giúp kết hợp các sáng kiến tương tự mà phụ nữ ở Việt Nam có thể áp dụng, thúc đẩy phụ nữ nói chung và đặc biệt là phụ nữ thuộc nhóm dân tộc thiểu số.

Sự hợp tác hài hòa ở mọi cấp độ này có thể hỗ trợ và nuôi dưỡng phụ nữ thuộc các nhóm dân tộc thiểu số, nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho họ trở thành những nhà lãnh đạo hiệu quả trong bối cảnh năng động của Việt Nam và đóng góp chung cho sự thành công của đất nước.

Xin cảm ơn tiến sĩ! 

* Bài phỏng vấn thể hiện quan điểm và góc nhìn của chuyên gia. 

Nội dung: Huyên Nguyễn - Đăng Khoa - Vân Anh