PhotoStory

Những "núi" phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội

Thực hiện: Tố Linh

(Dân trí) - Gần 200 hộ dân thôn Xà Cầu (Ứng Hòa, Hà Nội) đang sống chung với những "núi" rác thải nhựa. Nghề thu gom, tái chế phế thải mang lại thu nhập ổn định nhưng tiềm ẩn ô nhiễm, nguy hại sức khỏe người dân.

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 1

Cách trung tâm Hà Nội hơn 30km, thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) được biết đến với nghề làm hương đen thủ công truyền thống. Tuy nhiên khoảng hơn chục năm trở lại đây người dân đã chuyển hướng sang nghề thu gom phế liệu khiến nơi đây trở thành địa phương tập trung phế thải nhựa lớn nhất Hà Nội.

Tính tới hiện tại, theo tìm hiểu của PV Dân trí, thôn Xà Cầu có khoảng 180 hộ gia đình đang theo nghề "thu gom phế liệu". 

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 2

Là địa điểm tập kết chủ yếu từ nguồn phế liệu từ khu vực trung tâm Thủ đô và các bãi rác lớn quanh Hà Nội, mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe chở phế liệu từ chai nhựa, vỏ lon nước hay những vật dụng hỏng... được người dân thu gom về để phân loại và sơ chế.

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 3
Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 4

Số lượng phế liệu được thu gom về quá nhiều mà chưa kịp xử lý, chất thành từng đống lớn ngổn ngang bên sườn cánh đồng thôn Xà Cầu.

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 5

Những "bể chứa phế liệu" khổng lồ rộng hàng trăm mét vuông, được xây tường gạch bao quanh nằm giữa thôn Xà Cầu.

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 6

Ngổn ngang những bao tải phế liệu được chất đống chật kín lối đi trong thôn, thậm chí cao quá mái nhà của nhiều hộ gia đình thu gom.

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 7

Bãi tập kết rác thải nhựa của gia đình anh Nguyễn Tiến Oanh (thôn Xà Cầu), người đã có hơn chục năm làm nghề thu gom phế liệu. Nhiều gia đình trong thôn cũng chung cảnh sống chung với các "núi" phế liệu.

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 8

Được đánh giá là một nghề đem lại hiệu quả kinh tế, nhiều hộ gia đình đã đầu tư máy móc, xây dựng xưởng, thuê nhân công cho việc phân loại và xử lý nguồn phế liệu sau khi nhập về.

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 9

Chuyến xe chở đầy những bao tải phế liệu được đưa về địa điểm tập kết, chị Nguyễn Thị Toan nhanh chóng leo lên trên đỉnh dỡ từng bao tải xuống. Chị Toan cho biết, công việc của chị là phân loại phế liệu sau khi được chủ xưởng tái chế đưa về, nghề có chút vất vả, độc lại nhưng đem lại kinh tế ổn định nên chị đã theo nghề tới nay được 4 năm. 

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 10

Cô Nguyễn Thị Duyên, người có gần 20 năm tiếp xúc với rác thải, phế liệu chia sẻ: "Gia đình tôi đã làm nghề này từ khi tôi còn trẻ, lúc đó chỉ thu gom phế liệu đem đi bán. Sau đó nghỉ một thời gian, tới nay lại tiếp tục với nghề phân loại, đem lại thu nhập ổn định".

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 11

Được biết, trong những năm gần đây, một số gia đình ở những thôn xung quanh Xà Cầu cũng bắt đầu chuyển sang làm công việc thu gom phế liệu do lợi nhuận kinh tế cao.

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 12

Những phế liệu sau quá trình chọn lọc vẫn còn giá trị sử dụng sẽ được người dân đem bán, còn lại sẽ đem đi tẩy rửa, nghiền nhỏ, đóng thành từng bao tải và vận chuyển tới đơn vị xử lý tái chế. 

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 13

Tuy nhiên, tình trạng lén lút đốt rác với những phế liệu không thể tái chế gây ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống người dân trong thôn Xà Cầu là vấn đề gây bức xúc với nhiều người.

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 14

Chị Nguyễn Thị Hiệp, công nhân đang làm việc tại một xưởng trong thôn Xà Cầu bức xúc chia sẻ: "Tình trạng đốt rác đã xảy ra nhiều năm nay rồi, cứ dập xong là đường làng lại bị đổ rác thải đốt trộm ảnh hướng tới cuộc sống của rất nhiều người. Mỗi lần đốt là các phương tiện không dám qua lại, gió thổi cả vào trong làng, mùi hôi rất khó chịu".

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 15

"Vì là nhựa nên cháy xong lại âm ỉ khói mãi không dứt, khu vực này luôn trong tình trạng khói đen dày đặc. Chúng tôi đã nhiều lần báo với chính quyền, có người đã xuống nhắc nhở xong chỉ được một thời gian lại tiếp diễn", chị Hiệp tiếp lời.

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 16

"Việc đốt rác xong gió thổi vào trong làng khiến cả ngày và đêm tôi phải ngửi khói, thêm lo lắng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và mọi người trong gia đình, ngay thời điểm hiện tại tôi cũng rất tức ngực", chị Nguyễn Thị Lân, làm việc tại một xưởng phân loại phế thải, cho biết.

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 17

Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn cũng được báo động ở thôn Xà Cầu khi từ 7h sáng tiếng ồn lớn của những máy nghiền, máy đập, ép phế liệu lại vang lên liên tục trong thời gian dài gây khó chịu cho nhiều người.

Những núi phế liệu khổng lồ bên trong ngôi làng tái chế rác thải ở Hà Nội - 18

Trao đổi với PV báo Dân trí, ông Nguyễn Hữu Nhất (Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu) cho biết, vấn đề "nóng" tại thôn Xà Cầu đã được xã lưu tâm trong nhiều năm qua. Về việc đổ trộm và đốt rác thải, ngoài việc tuyên truyền, xã đã cử lực lượng mật phục, tăng cường theo dõi các hành vi đổ trộm phế liệu, chưa nói tới việc đốt sẽ bị xử phạt rất nặng. Ngoài ra về vấn đề xử lý nguồn phế liệu dư thừa, địa phương đang kết hợp, ký kết với một số đơn vị, công ty xử lý rác thải từ hoạt động thu gom, tái chế phế liệu theo quy định.