DMagazine

Làng đúc tượng ông Công ông Táo độc nhất nơi xứ Huế

(Dân trí) - Những ngày cận Tết, làng Địa Linh, ngôi làng duy nhất tại Thừa Thiên Huế còn lưu giữ nghề đúc tượng tượng ông Công ông Táo lại tất bật cho việc cung ứng sản phẩm ra ngoài thị trường.

Làng đúc tượng ông Công ông Táo độc nhất nơi xứ Huế

Những ngày cận Tết, làng Địa Linh, ngôi làng duy nhất tại Thừa Thiên Huế còn lưu giữ nghề đúc tượng tượng ông Công ông Táo lại tất bật cho việc cung ứng sản phẩm ra ngoài thị trường.

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, Táo Quân- vị thần trong coi bếp núc sẽ cưỡi cá chép bay về trời vào dịp 23 tháng Chạp âm lịch để báo lại mọi việc xảy ra trong trong năm qua. Để bày tỏ lòng thành, các gia đình sẽ làm một mâm cơm đạm bạc tiễn ông Táo về trời. Cùng với việc chuẩn bị mâm cơm, bàn thờ ông Công, ông Táo cũng được các gia đình lau dọn sạch sẽ, tượng ông Táo được thay mới để cầu một năm may mắn, đủ đầy. Trải qua hàng trăm năm, tục lệ ấy vẫn được người Việt gìn giữ.

Chính vì nhu cầu tín ngưỡng như vậy, người làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) tiếp tục lưu giữ truyền thống nặn tượng ông Công, ông Táo phục vụ tục cúng đưa ông Táo về trời.

Làng đúc tượng ông Công ông Táo độc nhất nơi xứ Huế - 1

Trước Tết Nguyên đán, người làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) lại nặn tượng ông Công, ông Táo phục vụ tục cúng đưa ông Táo về trời (ngày 23 tháng chạp âm lịch). 

Làng đúc tượng ông Công ông Táo độc nhất nơi xứ Huế - 2

Để chuẩn bị cho mùa làm tượng ông Táo dịp tết, từ tháng 7 tháng 8 âm lịch, người làm tượng đã đi các vùng chọn mua đất sét vàng, ít lẫn tạp chất về dự trữ. Đất sét mua về phải được lọc sạch, nhào mịn nhuyễn mới cho vào khuôn in.

Làng đúc tượng ông Công ông Táo độc nhất nơi xứ Huế - 3

Tượng ông Công, ông Táo đúc xong sẽ được mang đi phơi nắng. 

Làng đúc tượng ông Công ông Táo độc nhất nơi xứ Huế - 4

Mỗi lò sẽ nung được khoảng 2.000 tượng và phải nung trong 2 ngày mới có thể đưa ra.

Làng đúc tượng ông Công ông Táo độc nhất nơi xứ Huế - 5
Làng đúc tượng ông Công ông Táo độc nhất nơi xứ Huế - 6
Làng đúc tượng ông Công ông Táo độc nhất nơi xứ Huế - 7

Sau khi nung, những bức tượng ông Táo được người dân vẽ bằng màu rồi rắc bột kim tuyến để trông bắt mắt hơn. Tượng sẽ được đưa ra phơi nắng để tạo độ bền, cứng.

Làng đúc tượng ông Công ông Táo độc nhất nơi xứ Huế - 8

Người hành nghề phải tỉ mỉ trong vẽ màu, rắc bột kim tuyến để tạo nên tượng ông Công, ông Táo có hồn.

Làng đúc tượng ông Công ông Táo độc nhất nơi xứ Huế - 9

Tượng ông Công, ông Táo sẽ có 2 màu chính là đỏ sẫm (do nhuộm sơn mài) hoặc màu hồng (sau khi nung tượng được phủ một lớp sơn, trang trí và gắn kim tuyến).

Làng đúc tượng ông Công ông Táo độc nhất nơi xứ Huế - 10

Sản phẩm được hoàn thiện để cung ứng cho thị trường dịp 23 tháng Chạp sắp đến. Các tượng ông Táo không chỉ cung ứng cho thị trường Thừa Thiên Huế mà còn vào cả các tỉnh trong phía Nam.

Làng đúc tượng ông Công ông Táo độc nhất nơi xứ Huế - 11

Công việc nhọc nhằn, thức khuya dậy sớm mà hiệu quả kinh tế không cao nên nhiều người trong làng đã không còn giữ được nghề, hiện ở làng Địa Linh cũng chỉ còn vài hộ gia đình là còn tiếp tục gắn bó làm tượng ông Táo.