DMagazine

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19

(Dân trí) - Từ chuyến bay "giải cứu" công dân đầu tiên đến những kì tích cứu sống bệnh nhân đã cận kề cửa tử, mỗi câu chuyện là một mảnh ghép cho bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam.

Từ chuyến bay "giải cứu" công dân đầu tiên đến những kì tích cứu sống bệnh nhân đã cận kề cửa tử, mỗi câu chuyện là một mảnh ghép cho bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam.

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 1

Những ngày đầu tháng 2 năm 2020, ThS.BS Trần Văn Bắc, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhận lệnh tham gia vào một nhiệm vụ đặc biệt: Đón 30 công dân việt Nam đang mắc kẹt tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Đây cũng chính là chuyến bay "giải cứu" công dân đầu tiên mà Việt Nam đã thực hiện trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19.

Dù đã 1 năm trôi qua nhưng trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, những cảm xúc, kỷ niệm về nhiệm vụ đặc biệt này như vẫn còn in đậm trong tâm trí của vị bác sĩ trẻ.

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 3

Toàn thành phố bị phong tỏa, dịch bệnh diễn biến phức tạp, số người mắc và số người tử vong tăng phi mã từng ngày. Do đó, bản thân chúng tôi và cả gia đình đều rất căng thẳng.

"Tuy nhiên, với vị trí được giao là đội trưởng đội y tế. Tôi không có nhiều thời gian để lo lắng bởi với chỉ 3 ngày để chuẩn bị cho chuyến đi, khối lượng công việc là rất nhiều", anh tiếp lời.

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 4

Lúc bấy giờ, Covid-19 vẫn còn là một ẩn số lớn với nền y học thế giới. Một căn bệnh lây qua đường hô hấp và có thể gây chết người, đó có lẽ là những gì chúng ta biết rõ nhất về nó.Đối với một kẻ thù nguy hiểm vẫn còn nhiều bí ẩn, thêm vào đó, không gian kín trên máy bay còn là điều kiện rất thuận lợi để virus lây lan, công tác chuẩn bị cho chuyến đi được thực hiện rất kỹ lưỡng.

An toàn là mục tiêu cao nhất

BS Bắc cùng các thành viên khác trong tổ y tế phải đảm bảo các yếu tố về chuyên môn, cơ sở vật chất, tinh thần và đặc biệt là xây dựng sẵn các kịch bản đáp ứng khi tình huống xấu xảy ra.

BS Bắc phân tích: "Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là đảm bảo an toàn cho toàn bộ công dân và phi hành đoàn. Rất nhiều kịch bản đã được dựng sẵn. Trong đoàn công dân có cả một thai phụ 38 tuần.

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 7

Để không ai bị bỏ lại phía sau

21h ngày 9/2, chiếc máy bay mang sứ mệnh đặc biệt chính thức cất cánh rời sân bay Nội Bài thẳng tiến đến tâm dịch Vũ Hán. Tham gia vào nhiệm vụ này là 15 chiến binh quả cảm bào gồm: 2 chuyên gia điều phối, 3 phi công, 5 tiếp viên, 2 kỹ thuật viên và 3 bác sĩ.

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 7

Điều may mắn là trong toàn bộ chuyến bay, mọi việc đều diễn ra theo đúng kế hoạch. Sau 4 giờ bay, máy bay hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh, mọi người thở phào khi được trở về "nhà" an toàn.

"Thời điểm cởi bỏ trang phục phòng hộ, sau khi đã đưa đoàn công dân về khu cách ly an toàn, chúng tôi như trút bỏ được gánh nặng đã đặt lên vai nhiều ngày liền", BS Bắc nói.

Chuyến bay giải cứu 30 công dân từ Vũ Hán đã giúp chúng ta thu được những kinh nghiệm quý giá, đặt tiền đề cho nhiều chuyến bay giải cứu công dân từ vùng dịch khác được thực hiện sau đó, để "không ai bị bỏ lại phía sau".

Điển hình là chuyến bay đón đoàn 219 công dân từ Ghi-nê Xích Đạo về nước, trong đó có nhiều trường hợp đã được xác định mắc Covid-19.

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 9

Trên tuyến đầu chống dịch, khoa Hồi sức tích cực là nơi diễn ra những trận đánh ác liệt nhất. Các bệnh nhân khi được chuyển lên đây đều đã trong tình trạng nguy kịch. Đòi hỏi sự can thiệp y tế rất sâu như thở máy xâm nhập, chạy tim phổi nhân tạo (ECMO).

Chiến lược điều trị Covid-19 "made in Vietnam"

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 11

Toàn thành phố bị phong tỏa, dịch bệnh diễn biến phức tạp, số người mắc và số người tử vong tăng phi mã từng ngày. Do đó, bản thân chúng tôi và cả gia đình đều rất căng thẳng".

"Tuy nhiên, với vị trí được giao là đội trưởng đội y tế. Tôi không có nhiều thời gian để lo lắng bởi với chỉ 3 ngày để chuẩn bị cho chuyến đi, khối lượng công việc là rất nhiều", anh tiếp lời.
Lúc bấy giờ, Covid-19 vẫn còn là một ẩn số lớn với nền y học thế giới. Một căn bệnh lây qua đường hô hấp và có thể gây chết người, đó có lẽ là những gì chúng ta biết rõ nhất về nó.

Là người đã từng chạm trán với nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, với số lượng bệnh nhân gấp nhiều lần, nhưng theo BS Phúc, Covid-19 đặt ra cho lực lượng điều trị những thử thách lớn.

"Thời điểm tiếp nhận những ca bệnh đầu tiên, vì Covid-19 còn quá mới mẻ nên vẫn chưa có phác đồ điều trị chuẩn. Chúng tôi phải sử dụng chiến lược điều trị dựa trên kinh nghiệm sẵn có của một số bệnh tương tự như SARS, MERS. Tuy nhiên, khi áp vào các bệnh nhân Covid-19 không phải lúc nào cũng đúng", BS Phúc phân tích.

Thực tế này, đòi hỏi lực lượng điều trị phải liên tục học hỏi, cập nhật các tài liệu mới về Covid-19 từ thế giới. Bên cạnh đó, từ chính thực tế lâm sàng để đúc rút kinh nghiệm.

Đã có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt trong chiến lược điều trị bệnh nhân Covid-19. Đơn cử như việc can thiệp thở oxy liều cao (HFLC), trong nhiều trường hợp, giúp bệnh nhân tránh nguy cơ phải thở máy xâm nhập. Hay những bước đột phá khác trong sử dụng thuốc kháng virus giúp bệnh nhân giảm thời gian nằm cấp cứu.

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 12

Đến nay, phác đồ điều trị Covid-19 "made in Vietnam" đã ghi những dấu ấn lớn trong cuộc chiến với đại dịch. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, có những bệnh nhân "trở về từ cõi chết" khi đã bị đông đặc hơn 80% lá phổi, thậm chí có người đã ở trạng thái chết lâm sàng.

44 ngày giành lại sự sống cho bệnh nhân ngừng timĐối với BS Phúc, trận đánh với Covid-19 khó khăn nhất nhưng cũng để lại nhiều cảm xúc nhất chính là 44 ngày giành giật sự sống cho bệnh nhân 19 (BN19) - Bác gái của BN17.

Anh chia sẻ: "Trong quá trình điều trị cho BN19, có 2 đêm mà tôi khó có thể quên được. Đêm đầu tiên là lúc phải can thiệp ECMO cho bệnh nhân và lần tiếp theo là khi bà ngừng tuần hoàn".

Theo BS Phúc, tình trạng của BN19 diễn tiến rất nhanh. Chỉ sau 2 hôm thở máy, bệnh cảnh đã trầm trọng hơn. Ngay trong đêm, khoa Hồi sức tích cực hội chẩn gấp với hội đồng chuyên môn và đi đến quyết định ngay lập tức can thiệp ECMO.Sau hơn 2 tuần điều trị tích cực, BN19 phục hồi tốt, tình trạng phổi cải thiện, các dấu hiệu sinh tồn ổn định và được dừng ECMO.

Tuy nhiên, vào thời điểm các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực đều nghĩ rằng đã đi được quá nửa chặng đường, thì thử thách lớn nhất mới xuất hiện.

Điều kì diệu ở phút thứ 45

0h ngày 8/4, BS Phúc đang trực ở vòng ngoài được thông báo khẩn BN19 ngừng tuần hoàn. Nhanh chóng thay đồ bảo hộ, anh chạy thộc vào khu điều trị để cùng đồng nghiệp ép tim cho bệnh nhân.

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 14

Chúng tôi đã nghĩ đến khả năng thất bại", BS Phúc nhớ lại, "Nhưng rồi mọi người vẫn cố gắng tiếp tục ép tim và đến phút thứ 45 điều kì diệu đã xảy ra. Nhịp tim và huyết áp của bệnh nhân xuất hiện trở lại, cảm xúc của chúng tôi lúc đó như vỡ òa".

Hành trình cứu sống mỗi bệnh nhân nguy kịch lại là một câu chuyện riêng, nhưng đều đem đến cho các blouse trắng một cảm xúc chung khi đi đến hồi kết.

"Nhìn những bệnh nhân từng phải duy trì sự sống bằng hàng loạt các loại máy móc đã có thể tự đi lại, trò chuyện với người nhà, lực lượng điều trị như chúng tôi luôn có một cảm xúc đặc biệt. Đó cũng chính là động lực cho những trận đánh mới", BS Phúc cười nói.

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 16

Với đặc thù là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh nhân Covid-19 khi nhập viện điều trị sẽ không thể có người thân chăm sóc. Lúc này, chính các "blouse trắng", đặc biệt là lực lượng điều dưỡng sẽ là gia đình thứ hai của các bệnh nhân.

Gia đình thứ hai của các bệnh nhân Covid-19

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 18

Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực Nguyễn Thị Thường chia sẻ về nhiệm vụ đặc biệt này: "Bên cạnh đảm bảo các dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân, cũng như các nhiệm vụ khác trong công tác điều trị. Chúng tôi còn có thêm trách nhiệm chăm sóc toàn diện từ ăn uống, vệ sinh cho đến động viên tinh thần bệnh nhân".

Những yêu cầu này đặt lên vai lực lượng điều dưỡng một khối lượng công việc rất lớn. Theo đó, mỗi kíp trực của các điều dưỡng kéo dài 8 tiếng liền. Trong thời gian đó, họ phải liên tục di chuyển và thực hiện các tác vụ trong bộ đồ phòng hộ trùm kín người.

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 20

Vì phải vận động liên tục, quần áo trong người luôn trong tình trạng ướt sũng mồ hôi, cảm giác rất bức bí, khó chịu", ĐD Thường bộc bạch.

Thử thách đặc biệt từ các bệnh nhân ngoại quốc

Các bệnh nhân ngoại quốc là thử thách đặc biệt với lực lượng điều dưỡng. Với thể trạng to lớn, việc thay đổi tư thế của bệnh nhân để vệ sinh hàng ngày, phục vụ công tác điều trị, khi họ hôn mê hoặc còn yếu đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của các điều dưỡng, đa phần đều là nữ.

Tuy nhiên, khi bệnh nhân đã hồi phục, có thể tự thực hiện các vận động cơ bản, một thử thách khác lại mở ra.

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 22

Trong quá trình chống dịch, lực lượng điều dưỡng chúng tôi cũng dành thời gian nghỉ ngơi để tăng cường thêm năng lực ngoại ngữ, từ đó dần xóa đi rào cản trong giao tiếp với họ. Đây vừa là thử thách nhưng cũng là cơ hội để chúng tôi hoàn thiện mình".

Gác hạnh phúc riêng lên tuyến đầu chống dịchLà chỗ dựa tinh thần cho các bệnh nhân Covid-19, nhưng chính các điều dưỡng cũng mang trong mình "nỗi niềm riêng".

Lực lượng điều dưỡng tại khoa Hồi sức tích cực chủ yếu là những người trẻ dưới 35 tuổi. Nhận lệnh lên tuyến đầu chống dịch, mọi người đều chấp nhận xa gia đình nhiều tháng trời.

Chị kể: "Mỗi chị em lại có một hoàn cảnh. Có người vừa lập gia đình đã phải xa chồng"

Chuyện chưa kể về những chiến binh đánh giặc Covid-19 - 23

Ngừng lại hồi lâu, nữ điều dưỡng này tiếp tục mạch chuyện: "Giai đoạn khó khăn này, chúng tôi luôn động viên nhau cùng vượt qua. Cả nhóm cùng đặt mục tiêu chung khi nào hết dịch, sẽ tổ chức một chuyến đi du lịch có cả các thành viên trong gia đình".

Bài viết : Minh Nhật

Thiết kế: Khương Hiền