PhotoStory

Chi tiền triệu mua đầu lợn luộc, gà cánh tiên cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Nội

Thực hiện: Toàn Vũ

(Dân trí) - Với quan niệm "cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng", nhiều gia đình Hà Nội chi hàng triệu đồng chuẩn bị mâm lễ dâng tổ tiên, thần Phật.

Chi tiền triệu mua đầu lợn luộc, gà cánh tiên cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Nội - 1

Chợ Hàng Bè (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nổi tiếng với những đồ cúng phục vụ các ngày lễ, Tết trong năm.

Rằm tháng Giêng là ngày lễ được nhiều gia đình Việt coi trọng nên thường chuẩn bị đồ lễ chu đáo để cầu mong may mắn, tài lộc.

Từ 6h30 sáng, dù trời mưa, rét khu chợ Hàng Bè hay còn gọi là chợ nhà giàu đã tấp nập người dân tìm tới mua sắm. Hai hàng bán gà cánh tiên (gà ngậm hoa hồng) tất bật "kẻ bán, người mua".

Chi tiền triệu mua đầu lợn luộc, gà cánh tiên cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Nội - 2

Bà Tố, chủ quán bán gà luộc trong chợ Hàng Bè cho biết, từ ngày hôm qua 23/2, nhiều người đã đến đây mua gà về làm lễ. Mỗi con gà luộc ngậm hoa hồng bán với giá từ 400-850 nghìn đồng một con, tùy trọng lượng.

Rất nhiều người sẵn sàng chi gần triệu đồng để đặt con gà lớn, mẫu mã đẹp, da vàng óng.

"Gần nhà tôi cũng có hàng quán bán gà luộc sẵn, giá chỉ 300-500 nghìn đồng/con nhưng tôi vẫn cất công qua tận đây. Gà ở đây vẫn đẹp hơn, làm khéo hơn nên giá cao cũng đáng. Cả năm mới có ngày Rằm tháng Giêng không thể qua loa", bà Nguyễn Thị Hồng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết.

Ngoài gà cánh tiên 800.000 đồng/con, bà Hồng còn chi hơn 1 triệu đồng để mua chim quay, ba đĩa xôi lớn, nem hải sản, 5 loại trái cây...

Chi tiền triệu mua đầu lợn luộc, gà cánh tiên cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Nội - 3

Ngoài gà luộc, các hàng bán chim quay (130.000 đồng/con), canh măng mọc (150.000 đồng/bát), canh bóng bì (120.000 đồng/bát), xôi gấc (50.000 đồng/đĩa), xôi đậu xanh (30.000đồng/đĩa)... cũng đông khách không kém.

Chi tiền triệu mua đầu lợn luộc, gà cánh tiên cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Nội - 4

Theo bà Hoàng Dung chủ một cửa hàng bán gà luộc, năm nay lượng khách đến mua gà tăng nhẹ so với năm ngoái. Chỉ tính riêng ngày hôm qua, bà đã bán được vài trăm con gà. Sáng sớm nay, ngoài lượng khách mua trực tiếp, nhiều khách hàng đặt giao tận nơi dù giá giao hàng khá cao.

Chi tiền triệu mua đầu lợn luộc, gà cánh tiên cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Nội - 5

Do lượng bán gà ra lớn nên trong quán luôn có 2-3 nhân viên liên tục làm gà.

Chi tiền triệu mua đầu lợn luộc, gà cánh tiên cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Nội - 6

Chị Bình (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tới chợ Hàng Bè mua đồ cúng chia sẻ: "Nay là ngày Rằm quan trọng, tôi mua đủ lễ mặn, xôi, hoa quả, hết gần 2 triệu đồng. Giá ngày lễ, cái gì cũng đắt đỏ hơn một chút so với ngày thường".

Chi tiền triệu mua đầu lợn luộc, gà cánh tiên cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Nội - 7

Còn anh Quốc (Ba Đình, Hà Nội) cũng sẵn sàng móc hầu bao ra hơn 2 triệu đồng mua 2 con gà lễ, cùng xôi, hoa quả. 

"Hai con gà mỗi con 700.000 đồng, kèm theo xôi, canh mọc, trái cây, tức hơn 2 triệu đồng. Do đặc thù công việc nên tôi chỉ mua sẵn về cúng. Giá thì chắc chắn cao hơn tự làm nhiều", anh Quốc cho hay.

Chi tiền triệu mua đầu lợn luộc, gà cánh tiên cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Nội - 8

Những người giao hàng chạy liên tục từ 6h sáng không hết đơn.

Chi tiền triệu mua đầu lợn luộc, gà cánh tiên cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Nội - 9

Hàng hóa ở chợ Hàng Bè phong phú, nhiều gia đình chỉ mất hơn 10 phút qua đây là sắm đủ mâm cúng. Năm nay, bưởi cành đủ hoa, lá, lộc được nhiều người lựa chọn với giá từ 50.000-100.000 đồng/quả.

Chi tiền triệu mua đầu lợn luộc, gà cánh tiên cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Nội - 10

Hoa bưởi thơm nức cũng được nhiều bà nội trợ chọn mua để thắp hương ngày Rằm tháng Riêng. Giá hoa bưởi 30.000-40.000 đồng/lạng.

Chi tiền triệu mua đầu lợn luộc, gà cánh tiên cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Nội - 11

Một số gia đình đặt mâm cúng có đầu lợn luộc kèm xôi, giá hơn một triệu đồng. Có những ý kiến trái chiều khác nhau về việc cúng đầu lợn trong ngày Rằm tháng Giêng. "Tùy theo quan niệm từng gia đình nên họ chọn vật phẩm lễ cúng khác nhau", tiểu thương cho biết.

Chi tiền triệu mua đầu lợn luộc, gà cánh tiên cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Nội - 12

Mọc, bóng, măng chế biến sẵn cũng được ưa chuộng vì sự tiện lợi.

Nhiều người Việt cho rằng, càng làm lễ to, đốt nhiều vàng mã càng thể hiện lòng thành tâm, cả năm sẽ gặp sung túc, may mắn, thuận lợi. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Trọng Tuệ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Văn hóa phương Đông cho hay, quan niệm này không đúng.

Trên phương diện văn hóa, việc cúng lễ, cốt ở thành tâm là chính, không nên bày vẽ tốn kém, suy diễn bịa đặt nhiều thứ mê tín. Thiên địa vốn công bằng với tất cả mọi người, tốt hay không là ở suy nghĩ và hành động của mỗi con người.

Nếu làm những việc trái với đạo lý, xã hội thì cúng lễ nhiều cũng chẳng có ích gì. Hơn thế nữa, việc đốt nhiều vàng mã sẽ gây tốn kém lãng phí, ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn rất cao, cần phải được hạn chế.