DMagazine

Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ

(Dân trí) - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến nhiều ruộng rau xanh tại thôn Tiền Lệ (Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội) không thể tiêu thụ, có nguy cơ phải nhổ bỏ.

Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến cánh đồng rau xanh tại thôn Tiền Lệ (Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội) không thể tiêu thụ, có nguy cơ phải nhổ bỏ.

Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ
Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 1

Vùng chuyên canh thuộc các xã Tiền Yên (huyện Hoài Đức) nhiều loại rau xanh như bắp cải, su hào, cải cúc, hành... đến lứa thu hoạch song vẫn vắng bóng thương lái thu mua, giá chỉ còn bằng 1/3 so với trước khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Thời điểm trước Tết, giá súp lơ dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/cây, su hào 5.000 đồng/kg; nay chỉ còn 2.000 đồng/cây súp lơ và 1.000 đồng/kg su hào nhưng vẫn không có người đến mua.

Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 2

Chia sẻ với phóng viên, bà Nguyễn Thị Bao, nông dân trồng rau tại thông Tiền Lệ cho biết: "Gia đình tôi chuyên trồng các loại rau để bán cho một công ty ở Hà Nội đến thu mua và chuyển vào các trường học. Nhưng từ đợt ra Tết, học sinh được nghỉ học, phòng chống dịch bệnh nên công ty này cũng hủy hợp đồng, không đến mua nữa".

Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 3
Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 4

Cũng theo bà Nguyễn Thị Bao, với mức giá rẻ bèo như hiện nay, nếu dịch không hết sớm, hàng quán, trường học tiếp tục đóng cửa thì toàn bộ số rau ở đây sẽ bị già cỗi, bán cũng không ai mua và phải đem nhổ bỏ mà làm phân bón.

Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 5
Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 6

Cũng theo ghi nhận, thời điểm sau Tết, giá rau cải cúc khá rẻ, dao động từ 1.000 đến 2.000 đồng/mớ vẫn khó bán ra thị trường, rau quá lứa nằm đầy dưới ruộng, một số hộ nông dân bắt đầu nhổ bỏ.

Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 7

Thời điểm trước Tết, giá súp lơ khoảng 10.000 đồng/cây, giờ đây giá sụt giảm nghiêm trọng xuống còn 2.000 đồng/ cây nhưng cũng không có người hỏi mua, bà Bao chia sẻ thêm.

Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 8

Còn ông Nguyễn Danh Truyền, hộ trồng rau ở thôn Tiền Lệ chia sẻ: "Hiện tôi còn hơn 1 sào trồng su hào và hành đã đến lứa thu hoạch nhưng vẫn chưa có thương lái thu mua. Mỗi ngày đem ra chợ bán được ít nào thì hay ít nấy, mà ngoài chợ cũng không có ai mua cho, chắc nay mai là đem nhổ bỏ thôi".

Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 9
Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 10
Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 11

Vào thời điểm trước Tết, giá su hào cũng đã giảm mạnh, khoảng 5.000 đồng/kg, nhưng nay chỉ còn 2.000 đồng/kg mà vẫn ế ẩm, nằm đầy dưới ruộng, ông Truyền chia sẻ thêm.

Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 12
Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 13

Được biết, rau bắp cải trồng khoảng 2,5 tháng cho thu hoạch, súp lơ thì phải 3 tháng. Với mức giá như hiện nay, nếu dịch không hết sớm, hàng quán, trường học tiếp tục đóng cửa thì người nông dân nơi đây lỗ nặng.

Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 14

Nhiều ruộng hành đã quá lứa nhưng người nông dân cũng không buồn thu hoạch vì giá quá rẻ.

Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 15

Ruộng rau cải cũng đã già cỗi, nở hoa nhưng vẫn chưa thấy nông dân ra thu hoạch.

Nông dân ở Hà Nội khóc ròng vì rau xanh rớt giá thê thảm, khó tiêu thụ - 16

Giá rau ở thời điểm hiện tại rẻ hơn so với trước Tết Nguyên đán Tân Sửu do ảnh hưởng dịch Covid-19, các trường học nghỉ nên không nhập rau; các siêu thị tiêu thụ hàng chậm nên giảm nhập hàng. Vì vậy, người nông dân ở thôn Tiền Lệ bán rau rất chậm, giá thấp và tình trạng rau bị ế, già cỗi, phải nhổ bỏ là điều không thể tránh khỏi.