DMagazine

Độc đáo những “pháo đài đất sét” gần 200 tuổi ở Lạng Sơn

(Dân trí) - Tại xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn vẫn còn một số ngôi nhà trình tường của người Nùng, được đắp hoàn toàn bằng đất sét và gỗ, trong đó có ngôi nhà cao 2 tầng.

ĐỘC ĐÁO NHỮNG "PHÁO ĐÀI ĐẤT SÉT" GẦN 200 TUỔI Ở LẠNG SƠN

Tại xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số ngôi nhà trình tường của người Nùng, được đắp hoàn toàn bằng đất sét và gỗ, trong đó có ngôi nhà cao 2 tầng.

Độc đáo “pháo đài đất sét” 2 tầng gần 200 tuổi ở Lạng Sơn
Độc đáo những “pháo đài đất sét” gần 200 tuổi ở Lạng Sơn - 1

Nhà trình tường của người dân tộc Nùng được xây hoàn toàn bằng đất sét nhưng rất kiên cố.

Nhà tường trình hiện còn khá nhiều tại các huyện Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc… của tỉnh Lạng Sơn. Nhà trình tường xứ Lạng có hai loại, một loại để người dân sinh sống và sinh hoạt bình thường, một loại cũng là nhà ở nhưng có thêm tác dụng để phòng thủ đối với giặc giã và thú dữ quấy phá nên gọi là nhà pháo đài. 

Một trong những ngôi nhà lớn nhất, kiên cố nhất còn tồn tại đến ngày nay do ông Hà Văn Huấn, 55 tuổi (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) quản lý và gìn giữ. Nhà trình tường của đồng bào dân tộc Nùng là những ngôi nhà làm bằng tường đất dày, kiên cố, lợp ngói âm dương, cao một hoặc 2 tầng.

Độc đáo những “pháo đài đất sét” gần 200 tuổi ở Lạng Sơn - 2
Độc đáo những “pháo đài đất sét” gần 200 tuổi ở Lạng Sơn - 3
Độc đáo những “pháo đài đất sét” gần 200 tuổi ở Lạng Sơn - 4
Độc đáo những “pháo đài đất sét” gần 200 tuổi ở Lạng Sơn - 5
Độc đáo những “pháo đài đất sét” gần 200 tuổi ở Lạng Sơn - 6

Cửa sổ tầng 1 phía trong của nhà trình tường.

Phía trong nhà trình tường có bố trí hệ thống chốt và then cửa chắc chắn. Tầng áp mái có trổ các lỗ châu mai để phòng thủ. Tường đất có độ dày 40 - 50 cm, có thể chống được nhiều loại đạn từ súng trường.

Độc đáo những “pháo đài đất sét” gần 200 tuổi ở Lạng Sơn - 7

Ngôi nhà trình tường này có tuổi đời gần 200 năm.

“Trải qua suốt chặng dài lịch sử chống giặc giã, những ngôi nhà trình tường, vốn là nơi linh thiêng của người dân tộc Nùng trở thành những cứ điểm vững chắc”, ông Huấn chia sẻ.

Độc đáo những “pháo đài đất sét” gần 200 tuổi ở Lạng Sơn - 8

Độc đáo “pháo đài đất sét” 2 tầng gần 200 tuổi ở Lạng Sơn.

Bên trong làng, nhiều thế hệ đồng bào dân tộc Nùng đã nhặt đá xếp nền làm nhà trình tường, xếp đá kè bờ ao, bờ ruộng và dùng đá để dựng thành lũy như một cái khuyên tròn, có nơi cao đến 5m. Địa thế trên cao giúp người trong làng có lợi thế để phòng thủ trước các đợt tấn công tiềm tàng.

Độc đáo những “pháo đài đất sét” gần 200 tuổi ở Lạng Sơn - 9

Các lỗ châu mai được bố trí 4 xung quanh nhà trên tầng cao để chiếm lợi thế.

Bối cảnh lịch sử đã khác xưa, nhiều ngôi nhà trình tường đã bị dỡ bỏ để thay thế bằng bê tông, nhà kiên cố nhưng người dân nơi đây vẫn còn lưu giữ 3 ngôi nhà kiến trúc này. Đây là nơi gợi nhớ về ký ức trong những năm tháng chống giặc ngoại xâm, nơi ký gửi tâm linh của nhiều thế hệ người Nùng.

Độc đáo những “pháo đài đất sét” gần 200 tuổi ở Lạng Sơn - 10

Do các bức tường dày nên khả năng cách nhiệt tốt, giúp cho những ngôi nhà này ấm về mùa đông, mát về mùa hạ. “Một ngôi nhà như này, cha ông chúng tôi mất từ 2 – 3 tháng xây dựng, phải huy động nhiều người dân trong thôn làng đến giúp đỡ mới có thể hoàn thành”, ông Huấn cho biết thêm.

Độc đáo những “pháo đài đất sét” gần 200 tuổi ở Lạng Sơn - 11

Ông Huấn là thế hệ thứ 6 được truyền lại ngôi nhà này.

Độc đáo những “pháo đài đất sét” gần 200 tuổi ở Lạng Sơn - 12

Độc đáo “pháo đài đất sét” 2 tầng gần 200 tuổi ở Lạng Sơn.

Trước đây, toàn thôn làng có 40 nhà phòng thủ nhưng đến nay chỉ còn gìn giữ được 3 nhà. Ba nhà này đều đã xuống cấp nghiêm trọng, bị nứt vỡ. Việc bảo tồn, trùng tu những ngôi nhà này gặp nhiều khó khăn do vấn đề kinh phí.