DMagazine

Gần 20 năm không nhà và hành trình cha cõng con qua những mùa nước lũ

(Dân trí) - Không kinh tế, không tìm thấy tương lai trong những trang sách vở... nhiều đứa trẻ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước nguy cơ bỏ học giữa chừng.

Gần 20 năm không nhà và hành trình cha cõng con qua những mùa nước lũ

(Dân trí) - Chị Ấm chẳng bao giờ nghĩ gần 20 năm phải lênh đênh không bến đậu theo con nước. Ban ngày, vợ chồng chị đặt lú cá, đến tờ mờ sáng lại rổ rá ra chợ bán buôn. Cứ thế 3 đứa con, Nguyễn Thị Bích Trâm (15 tuổi), Nguyễn Thanh Ngoan (13 tuổi), Nguyễn Thị Phương Nghi (3 tuổi) lần lượt đều chào đời trên mạn thuyền. 

Ngoan đi làm 3 tháng, tằn tiện chỉ dám tiêu 3 triệu đồng, còn lại về đưa chị Ấm 6 triệu. Nhận tiền con mà chị không biết nên khóc hay nên mừng, đâu ai muốn nó phải nghỉ học đi làm thế này đâu…

Lời tòa soạn

Là vùng đất trù phú, trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước, nhưng lâu nay Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ghi nhận tình trạng nhiều người trong độ tuổi lao động di cư tới miền đất mới mưu sinh, lập nghiệp. 

Thực tế này khiến một bộ phận trẻ nhỏ sinh sống ở ĐBSCL thiếu vắng tình thương của cha mẹ, không được chăm sóc dạy dỗ chu đáo, nhiều trẻ không được học hành. Nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trước thềm năm học mới chưa có điều kiện tiếp cận Bảo hiểm y tế (BHYT).

Từ thực tế đó, Báo điện tử Dân trí phát động Chương trình Nhân ái với tên gọi: "Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em khó khăn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long".

Tham gia chương trình tặng thẻ BHYT cho trẻ nhỏ là nghĩa cử cao đẹp của các Nhà hảo tâm, Quý doanh nghiệp, thông qua Báo điện tử Dân trí để giúp cuộc sống các em trọn vẹn, vui khỏe hơn.

***

Hết lớp 6, Ngoan (13 tuổi) đã quá chán cảnh mùa nước lũ. Những hôm ấy, cha nó phải dậy sớm, địu chị em nó trên lưng, cõng vào bờ thật cẩn thận để nước không làm ướt bộ áo trắng. Đến đất liền, nó rửa tay chân rồi vội vàng đến trường THCS Thới Long (quận Ô Môn, TP Cần Thơ).

Một tối, Ngoan nằm trước mũi thuyền, nói với cha: "Con nghỉ học, con theo bác Hai Tưởng đi Sài Gòn". Cha nó im lặng, nuốt nước mắt vào trong.

Hôm sau, Ngoan bỏ đi Sài Gòn thật! Nó rời con thuyền vào một chiều nắng đỏ lửa, bỏ lại ba má bơ vơ giữa dòng sông Hậu. Nó nhận làm chân phục vụ cho một tiệm vàng bạc, chủ bao ăn bao ở, mỗi tháng sẽ gửi thêm 3 triệu đồng.

Sang tháng 7, công việc vắt kiệt sức, căn bệnh còi xương bẩm sinh khiến lồng ngực lõm vào của Ngoan đau tê tái những đêm trái gió trở trời. Gần cuối tháng, thằng bé xin ông chủ được nghỉ và đón xe trở về nhà.

"Ngoan đi 3 tháng, tằn tiện chỉ dám tiêu 3 triệu đồng, còn lại về đưa chị 6 triệu. Nhận tiền con mà chị không biết nên khóc hay nên mừng, đâu ai muốn nó phải nghỉ học đi làm thế này đâu…" - chị Ấm nghẹn ngào.

Gần 20 năm không nhà và hành trình cha cõng con qua những mùa nước lũ - 1

Sau mỗi buổi học, Ngoan vẫn theo cha đi đặt lú cá trên dòng sông Hậu. Ảnh: Bảo Kỳ.

Năm 2004, chị Phạm Thị Ấm (41 tuổi) nên duyên vợ chồng với anh Nguyễn Thanh Tâm Em (43 tuổi) qua mai mối. Không mảnh đất cắm dùi, vợ chồng gom góp tài sản mua một chiếc thuyền rồi hành nghề bắt cá trên dòng sông Hậu (thuộc khu vực Cái Sơn, phường Thới Long, quận Ô Môn). Ấy vậy, chị Ấm chẳng bao giờ nghĩ gần 20 năm chị đã phải lênh đênh không bến đậu theo con nước.

Ban ngày, vợ chồng chị đặt lú cá, đến tờ mờ sáng chị Ấm lại rổ rá ra chợ bán buôn. Cứ thế 3 đứa con, Nguyễn Thị Bích Trâm (15 tuổi), Nguyễn Thanh Ngoan (13 tuổi), Nguyễn Thị Phương Nghi (3 tuổi) lần lượt đều chào đời trên mạn thuyền. 

Mãi một hôm chị Ấm đưa võng ru đứa con nhỏ trong thuyền, Bích Trâm chẳng may ngã xuống sông. Chị Ấm gào thét trong tuyệt vọng, anh Tâm Em phải lần mò mãi mới kịp kéo con bé lên bờ, nhưng một phần mặt Trâm đã trọng thương rất nặng do đập vào mạn thuyền.

"Hàng xóm xót quá mới khuyên anh đưa tụi nhỏ lên bờ để họ chăm sóc, ngủ nghỉ và đưa đi học. Vậy mà 3 đứa nhỏ đã sống quen ở sông nên đâu chịu…" - anh Tâm Em kể.

Gần 20 năm không nhà và hành trình cha cõng con qua những mùa nước lũ - 2
Gần 20 năm không nhà và hành trình cha cõng con qua những mùa nước lũ - 3

Từ đó, người hàng xóm thương tình bèn để vợ chồng anh cắm dùi giữ thuyền trên đất nhà mình, nuôi thêm bầy vịt kiếm đồng ra đồng vô. Muốn các con an toàn, cứ hễ đứa nào lên 3 tuổi, anh Tâm Em lại tành tành cho chúng bơi.

"Đứa sẹo ngay khóe mắt, đứa ngay dưới thân người, cẳng chân… toàn là do những lần té thuyền. Đến giờ, 3 đứa nhỏ nhà chị không nhớ hết bao nhiêu lần suýt chết đuối nếu cha chúng không cứu kịp" - chị Ấm kể.

Sang năm 2017, một người thương lái ghé nhà, mách với vợ chồng chị Ấm: "Ở bên kia cầu Mỹ Thuận có nhà máy thu mua cá lượng lớn. Anh chị mua đi bán lại, trừ công vận chuyển cũng lời 2.000 đồng/con…". Thấy có con đường kinh tế, vợ chồng chị vay 40 triệu sắm chiếc thuyền lớn rồi mua thêm hơn 300 triệu đồng tiền cá tra để bán sang tay.

Tối hôm đó, chị Ấm gửi con cho nhà bà nội, vợ chồng đi ngược con sông Hậu với khoang thuyền đầy cá và hy vọng: "Có một mái nhà trên đất liền".

"Đến gần sáng rồi mà công ty vẫn không mở cửa, cá trên bè chết dần. Chị gọi điện hỏi, bên kia không ai nghe, nhờ người quen liên lạc tiếp thì đã tắt máy. Lúc đó, mọi người mới hô hoán lên: Trời ơi! Tụi nó lừa vợ chồng mày rồi… Cả hai đứng trên thuyền mà chỉ biết khóc".

Cá chết, vợ chồng anh chị Ấm phải bán đổ bán tháo. Gia đình xót con cũng đành bán đứt mảnh đất của dòng họ để giúp trả nợ, phần còn lại chị Ấm vay đầu trên xóm dưới, anh Tâm Em ai thuê gì anh làm nấy, từ chất chà, lặn đất, vét mương… Nhưng 7 năm lãi mẹ đẻ lãi con, số nợ gần 200 triệu đồng vợ chồng anh chị vẫn chưa thể trả hết.

Gần 20 năm không nhà và hành trình cha cõng con qua những mùa nước lũ - 4

Cả tuổi thơ chị em Trâm và Ngoan luôn học bài trên thuyền. Ảnh: Bảo Kỳ.

Qua Tết năm 2022, ông Trần Hồng Ân - Trưởng Khu vực Cái Sơn, phường Thới Long, cố gắng chuẩn bị thủ tục để giúp gia đình Tâm Em có sổ hộ cận nghèo nhằm hưởng chính sách Nhà nước. Thế nhưng vì gia đình chưa hoàn thiện giấy tờ nên rất khó xem xét. Thấy vậy, ông Lê Văn Bảy (61 tuổi) bèn đứng ra vận động hàng xóm xây cho họ một căn nhà đơn giản trên mặt đất.

Ông Bảy kể, cứ bà con khá giả thì góp 500.000 đồng, ít hơn là 100.000 - 200.000 đồng, không có tiền cũng cho gỗ, ván ép, bạt… Dăm ba hôm có ít tiền, vợ chồng Ấm lại dựng cái bếp, buồng, phòng khách. Đến đầu tháng 8 này, căn nhà đơn sơ mới được xem là hoàn thiện.

"Thấy vậy thôi chứ nó là ước mơ từ năm 23 tuổi của chị nên chỉ cần bao nhiêu đã quá mừng…" - chị Ấm cười.

Căn nhà trên đất liền chị Ấm ước mong cả đời cuối cùng được thực hiện bằng cách ấy. Nhưng đường đến trường cho 3 đứa con thì chị chưa dám nghĩ tới. 

Thằng Ngoan về nhà hơn 2 tuần, nó vẫn chưa quyết định sẽ ở hay đi Sài Gòn. Nhưng ở quê, nó sẽ theo cha đi chài lưới, lênh đênh trên sông. Nó bảo mình không tìm thấy tương lai trên trang vở.

Gần 20 năm không nhà và hành trình cha cõng con qua những mùa nước lũ - 5
Gần 20 năm không nhà và hành trình cha cõng con qua những mùa nước lũ - 6

Còn Bích Trâm (15 tuổi) nhất nhất vẫn muốn đến trường. Trong cuộc trò chuyện cùng chúng tôi, đứa trẻ không ngần ngại cầm xấp giấy khen, khoe thành tích học tập tốt để mong mỏi một ai đó giúp đỡ nó vào cấp 3, dù con bé biết là khó!

Hồi tháng trước, nó thủ thỉ với mẹ: "Nếu không đi học, con qua nhà cô Tư nhờ cổ dạy may. Mai mốt con đi xí nghiệp cũng đã có cái nghề…". Con bé cười bao nhiêu, lòng chị Ấm đau thắt bấy nhiêu. 

Ông Bùi Hoàng Nam - Giáo viên chủ nhiệm lớp 6A11 cho biết, Ngoan là một trong những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt của lớp. Em học không giỏi nhưng ngoan ngoãn, lễ phép, đi học đầy đủ. Với hoàn cảnh của Ngoan, nhà trường cũng đã hỗ trợ tập, đồng phục, sách giáo khoa…tiếp sức cho em đến trường. 

"Lúc đầu năm tôi có đến nhà học sinh để vận động các em đến trường, mới biết được hoàn cảnh của Ngoan. Do là học sinh mới chuyển cấp nên tôi sợ em mặc cảm vì hoàn cảnh có thể bỏ học. Hy vọng sẽ có tấm lòng hảo tâm giúp đỡ, nâng bước em đến trường, không dở dang con chữ", ông Nam chia sẻ. 

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Hồng Ân (Trưởng Khu vực Cái Sơn, phường Thới Long) cho biết: Gia đình của Nguyễn Thanh Tâm Em thuộc diện khó khăn của địa phương. Nhiều năm nay, vợ chồng không có nhà, sống dưới ghe cùng 3 con nhỏ. Năm nay, nhờ vận động bà con mới cất được căn nhà nhưng cũng chỉ là che nắng che mưa. Đặc biệt vì hoàn cảnh khó khăn, 2 đứa trẻ có nguy cơ không được đến trường.

"Chúng tôi đang cố gắng để xem xét cho gia đình anh Tâm Em vào khung hộ nghèo, cận nghèo. Thế nhưng vì gia đình vẫn đăng ký chung tên sổ hộ khẩu phía bên nội nên vẫn khó khăn! Nếu không được, khu vực sẽ tìm cách để hỗ trợ gia đình hưởng các chính sách khác của Nhà nước…" - ông Ân nói thêm.

Gần 20 năm không nhà và hành trình cha cõng con qua những mùa nước lũ - 7

Mọi đóng góp hảo tâm giúp đỡ mã số 4595 xin gửi về:

1. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 4595 )

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản EUR tại Vietcombank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1022601465

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tải khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân

2. Văn phòng đại diện của báo:

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tel: 0914.86.37.37

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269

Nội dung: Huy Hậu - Bá Cường

Bài tiếp: Đường đến trường của những đứa trẻ miền Tây mất mát sau Covid-19