PhotoStory

An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng

Thực hiện: Hải Long

(Dân trí) - Sáng sớm, lực lượng công an được điều động, siết chặt nhiều vòng, đảm bảo an ninh trật tự. Phiên tòa có hơn 70 bị cáo, 53 tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan, hơn 80 luật sư bào chữa...

An ninh siết chặt tại phiên tòa (Video: Hải Long)

An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng - 1

Sáng 25/10, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa xét xử bị cáo Phan Thanh Hữu (65 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) cùng 72 đồng phạm về tội Buôn lậu, liên quan tới vụ án buôn lậu 200 triệu lít xăng.

An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng - 2

Do số lượng bị cáo, người liên quan rất đông, có tính chất phức tạp nên tòa cần 45-60 ngày để xét xử. Địa điểm phiên tòa được tổ chức tại Trung tâm tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai.

An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng - 3

Từ sáng sớm, lực lượng công an được điều động, siết chặt nhiều vòng tại phiên tòa, đảm bảo an ninh trật tự.

An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng - 4

6h45, các bị cáo được áp giải tới phiên tòa. Trong số hơn 70 bị cáo, có nhiều người bị tạm giam, nhiều người được tại ngoại.

An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng - 5

Đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, theo dõi, chỉ đạo xử lý.

An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng - 6

7h30, nhiều bị cáo bị tạm giam được áp giải vào phiên tòa. 

An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng - 7
An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng - 8

Để phục vụ việc xét xử, tòa triệu tập 53 tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan; hơn 80 luật sư bào chữa cho các bị cáo và 43 người làm chứng...

An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng - 9

Hàng chục bị cáo tại ngoại cũng được triệu tập, họ có mặt từ sớm để làm thủ tục vào tòa.

An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng - 10

An ninh bên trong phiên tòa được siết chặt, toàn bộ người tham gia phiên tòa đều phải được kiểm tra qua cửa an ninh. Phóng viên các báo, đài bị hạn chế tác nghiệp bên trong phòng xử án.

An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng - 11
An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng - 12

Chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Văn Thành, HĐXX còn có thẩm phán Nguyễn Xuân Quang cùng 3 hội thẩm có mặt tại phiên tòa. Ngoài ra, hàng chục luật sư cùng đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai cũng có mặt.

An ninh siết chặt ở phiên tòa xét xử đại án buôn lậu 200 triệu lít xăng - 13

Đảm bảo an ninh cho phiên tòa, các phóng viên được sắp xếp tác nghiệp bên ngoài phiên tòa qua màn hình tivi ở khu vực dành riêng cho báo chí.

Thời gian phiên tòa làm việc, buổi sáng bắt đầu lúc 8h và buổi chiều lúc 14h, diễn ra liên tục từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần. Dự kiến, thời gian xét xử sơ thẩm kéo dài từ 45-60 ngày.

Theo hồ sơ vụ án, qua công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, Công an tỉnh Đồng Nai xác định trên địa bàn nổi lên tình trạng pha chế xăng giả, buôn bán xăng nhập lậu.

Sau khi thu thập tài liệu, chứng cứ, ngày 6/2/2021, Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang Phạm Đức (49 tuổi, ngụ Đồng Nai) đang điều khiển xe bồn vận chuyển xăng không rõ nguồn gốc, chứng từ. Từ lời khai của Đức, lực lượng chức năng khám xét hàng loạt cửa hàng xăng dầu ở huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu (Đồng Nai).

Mở rộng điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp Bộ Công an và công an địa phương, đồng loạt khám xét nhiều địa điểm kho chứa, cây xăng, trụ sở làm việc và bắt giữ nhiều người trong đường dây tội phạm này tại tỉnh Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng tàu, TPHCM…

Quá trình điều tra xác định đường dây buôn lậu do Phan Thanh Hữu cầm đầu, tổ chức. Theo tài liệu điều tra, từ tháng 3/2020 đến 2/2021, bị can Hữu cùng đồng phạm đã buôn lậu gần 200 triệu lít xăng RON 95III, trong đó có 2,5 triệu lít xăng chưa kịp tiêu thụ. Tổng giá trị hàng hóa nhập lậu là 2.795 tỷ đồng và thu lợi bất chính 105 tỷ đồng.

Công an tỉnh Đồng Nai đã trưng cầu giám định mẫu xăng thu được trong quá trình khám xét. Kết quả cho thấy loại xăng này có chứa MTBE (Methyl Tert-Butyl Ether) vượt ngưỡng quy định, có khả năng làm giảm tuổi thọ động cơ và gây ô nhiễm môi trường. Các mẫu xăng giám định đều làm giả xăng A95.

Quá trình nhập lậu xăng dầu, Phan Thanh Hữu nhận được thông tin có lực lượng của Cục điều tra chống buôn lậu, đang triển khai kiểm tra các tàu hàng. Từ đây, bị can này tìm cách tiếp cận, gặp gỡ ông Ngô Văn Thụy (đội trưởng đội 3 - Cục điều tra chống buôn lậu) để nhờ giúp đỡ.

Hồ sơ thể hiện, bị can Thụy đã nhận hối lộ 500 triệu đồng, 10.000 USD và 1 thẻ ATM với số dư 100 triệu đồng trong tài khoản. Đồng thời thu giữ của bị can Thụy một số súng, đạn, sừng tê giác không rõ nguồn gốc..