DMagazine

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ

(Dân trí) - Khoác lên mình vẻ đẹp của sự tĩnh tại, những bức tượng hổ sứ Minh Long mang thông điệp cầu chúc mọi người bình an, tu dưỡng sức mạnh nội tại để hướng đến năm mới tốt đẹp, phúc lành.

Những năm 90 của thế kỷ trước, Đồng bằng Sông Cửu Long liên tục rơi vào cảnh khốn đốn vì lũ lụt. Lũ về tàn phá mùa màng; gây tan hoang đường sá, trường trạm; nhấn chìm làng xã, thôn xóm… Nhiều người dân trong vùng phải chạy lũ lên tận Sài Gòn.

Nhưng từ khi có quyết sách "sống chung với lũ" của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người dân Đồng bằng Sông Cửu Long đã nhìn nhận nước lũ như nguồn tài nguyên hiếm có, thay vì một dạng thiên tai. Bởi lũ giúp hàng vạn héc-ta đất nông nghiệp nơi đây được rửa mặn, tẩy phèn, tiêu trừ sâu bọ và bồi đắp phù sa. Từ chỗ phải "chạy lũ", "trốn lũ", người ta lại "nhớ lũ", "ngóng lũ" mỗi năm nước lũ về chậm hoặc lên thấp.

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 1

Ông Lý Ngọc Minh - chủ thương hiệu gốm sứ Minh Long nghiệm ra rằng thiên nhiên luôn có 2 mặt như thế, có tàn phá thì sẽ có tái sinh. Nước lũ ôm trong mình nguồn phù sa tươi mới để vun đắp cho mùa màng, dung nham núi lửa giúp đất đai màu mỡ hơn hay bão tố lại làm mới bầu không khí, xua đi nóng bức, góp phần hồi sinh cả một vùng rộng lớn…

Nhấp một ngụm cà phê nóng, ông suy nghĩ về trận đại dịch mà nhân loại đang trải qua. Suốt 2 năm qua, Covid-19 đã cướp đi sinh mệnh của hàng triệu người trên thế giới, gây tan thương biết bao gia đình… Ở công ty Minh Long, lúc cao điểm cũng bùng phát đến 200 ca nhiễm, phải dừng hoạt động hoàn toàn gần một tháng trời.

Nhưng dịch bệnh này cũng tạo ra một điều kiện đặc biệt. Nó buộc mọi người phải sống chậm lại, suy nghĩ nhiều hơn và dành thời gian cho gia đình. Đối với doanh nhân, đây là thời gian quý giá mà họ có thể tạm gác lại việc chạy đua với những lịch làm việc chật kín để suy ngẫm về những quyết định của mình, từ đó mà có giải pháp điều chỉnh, cải tiến.

"Thay vì chạy theo guồng quay công việc hàng ngày, mình có thời gian để đầu tư nghiên cứu những chuyện khác và phát hiện ra nhiều thứ mới mẻ hơn. Chính trong giai đoạn dịch bệnh này, Minh Long đã sáng tạo ra chiếc nồi sứ dưỡng sinh 100 lít, kỹ thuật tạo màu kim sa hay nhiều sản phẩm mới hướng đến sức khỏe", ông Minh bày tỏ.

Từ chiêm nghiệm này, người đứng đầu hãng gốm sứ nổi tiếng quyết định làm mới lời chúc tân niên dành cho khách hàng, thông qua bộ tượng hổ sứ. Không chỉ xoay quanh "phúc - lộc - thọ - khang", tượng sứ mang hình linh vật năm Nhâm Dần của Minh Long còn gói ghém lời nhắn nhủ mọi người hãy dành thời gian suy ngẫm nhiều hơn, tu dưỡng sức mạnh bên trong để có một năm an lạc và như ý.

Tượng hổ sứ Minh Long

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 3

Từ thuở sơ khai, hình tượng hổ đã gắn liền với sự hung dữ, thanh thế, oai linh, vẻ đẹp uy vũ nhưng đầy bí hiểm. Bởi hổ vốn là loài thú mạnh mẽ, nhanh nhẹn, thuần thạo kỹ năng săn mồi, không lùi bước ngay cả khi phải đối địch với nhiều con thú to khỏe khác. Chúa sơn lâm còn nổi danh với tiếng gầm rống rung chuyển núi rừng, khiến muôn loài phải khiếp sợ.

Cũng vì lẽ đó, dân gian Việt Nam có câu "sợ như sợ cọp". Còn trong văn hóa - lịch sử và nghệ thuật các nước Á Đông, hùm thiêng thường xuất hiện với hình ảnh nhe nanh, mắt long sòng sọc, giơ cao móng vuốt, miệng há to dữ tợn hoặc trong tư thế chuẩn bị vồ lấy con mồi. Nên khi nhìn vào những bức tượng linh vật hổ mừng năm mới của Minh Long, nhiều người ngạc nhiên "sao chúng hiền thế!". Nét hiền hòa toát lên từ gương mặt của tượng hổ Khát Vọng ngồi lặng ngắm đất trời, sự hồn nhiên của chú hổ con ôm trên tay thanh ngọc như ý và đặc biệt là vẻ điềm tĩnh, an lạc của cô hổ đang thiền định.

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 5

Ít người biết rằng, bên cạnh kỹ năng của kẻ săn mồi thượng thừa, chúa tể muôn loài cũng được xem là hình mẫu cho nhiều phẩm chất đáng trân quý của con người như tài trí, mưu lược, nhẫn nại, luôn cẩn trọng quan sát và tính toán kỹ lưỡng trước khi hành động. Bởi loài hổ còn là bậc thầy về ngụy trang, biết khi nào nên nằm yên phục kích, khi thời cơ không thuận lợi hoặc có bất trắc thì thu mình rút lui một cách lặng lẽ để bảo toàn sức lực. Cũng nhờ tập tính cẩn trọng, chú ý nghe ngóng kỹ càng mà hổ ít khi bị mắc bẫy như các loài phàm ăn khác.

Đối chiếu với thời cuộc, năm 2021 là một năm có nhiều biến động do Covid-19 và tình hình kinh tế thế giới. Trong những lúc biến động, văn hóa châu Á lại đề cao sự tịnh tâm, lấy tĩnh chế động. Cũng giống như hình ảnh con hổ ẩn nhẫn quan sát, chờ đợi thời cơ chín muồi, hành sự kín đáo, không nóng vội.

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 6

Nói thêm về lý do tạo ra phiên bản phản diện so với những hình tượng hổ truyền thống, ông Lý Huy Sáng - Phó tổng giám đốc Công ty Minh Long I cho biết, mục đích chính của Minh Long khi tạo ra những bức tượng linh vật này là muốn mang thông điệp hạnh phúc và vui vẻ đến mọi nhà. Cho nên, dù tả chân hay cách điệu, những bức tượng hổ đều mang vẻ ngoài hiền hòa, quay về sức mạnh nội tại chứ không phải sức mạnh bên ngoài thể hiện qua răng nanh, móng vuốt.

Ông Sáng mượn lời dạy của Lão Tử: "Tri nhân giả trí - Tự tri giả minh - Thắng nhân giả hữu lực - Tự thắng giả cường". Ý là kẻ biết người là khôn nhưng tự biết mình mới sáng; người thắng kẻ khác là có sức nhưng tự thắng mình mới mạnh.

"Nó cũng khuyên chúng ta quay về sức mạnh nội tại, luôn tu dưỡng, rèn luyện nội tâm, vì chỉ khi tự mình vượt qua chính mình thì mới có thể vượt qua tất cả. Trong một năm khó khăn như thế này, chúng ta càng phải dựa vào sức mạnh bên trong để vượt qua những khó khăn, không bị chi phối bởi quá nhiều thứ biến động xung quanh. Đó cũng là thông điệp chính mà Minh Long muốn truyền tải đến mọi người trong năm mới", người kế nghiệp Minh Long chia sẻ.

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 7
Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 9

Theo các tài liệu ghi chép lại, tài năng của danh họa Pablo Picasso được bộc lộ ngay từ khi ông vừa chập chững 3-4 tuổi. Và từ đó đến ngày tạ thế, người họa sĩ tài hoa này đã kịp để lại cho đời hàng chục nghìn tác phẩm. Các nhà thống kê cho rằng có đến 26.075 tác phẩm của Picasso được trưng bày, xuất hiện ngoài công chúng. Nhiều người tin rằng, tổng số tác phẩm do ông sáng tác có thể lên tới 50.000.

Ngay cả khi chỉ tính những tác phẩm đã được đông đảo công chúng biết đến, thì gần như mỗi ngày ông phải sáng tạo một tác phẩm mới, trong suốt thời gian từ khi 20 tuổi đến ngày qua đời ở tuổi 92. Điều đó có nghĩa là, mỗi ngày Picasso phải tạo nên một thứ mới, liên tục trong 72 năm.

Như vậy, dù được coi là "con nhà nòi", được thừa hưởng gen nghệ thuật từ cha, nhưng để trở thành một trong những danh họa sở hữu nhiều tác phẩm đắt giá nhất thế giới, Picasso đã hy sinh gần như toàn bộ thời gian để miệt mài sáng tạo. Hay nói như nhà phát minh khoa học vĩ đại Thomas Edison là: "Không có gì thay thế được sự vất vả lao động!".

Triết lý này có thể dễ dàng nhìn thấy được qua sự thành công của Minh Long. Là một trong những hãng gốm sứ nổi tiếng và có bề dày lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam, mỗi năm, Minh Long vẫn không ngừng tìm tòi, phối trộn ra những công thức mới. Đằng sau những sản phẩm được đưa lên kệ hàng năm, vẫn còn rất nhiều nghiên cứu chưa hiệu quả hoặc cần thời gian hiệu chỉnh thêm.

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 11

Đơn cử như với tượng sứ hình linh vật. Đây là sản phẩm thường niên, được Minh Long tung ra thị trường mỗi độ cuối năm. Người ta nhìn thấy tượng linh vật của Minh Long là biết năm mới sắp đến, cũng giống như nhìn thấy sạp cho chữ của những ông đồ trên phố hay chợ hoa ngày tết. Nhưng những nghệ nhân ấy chưa bao giờ thôi sáng tạo, thêm những giá trị mới vào những sản phẩm tưởng chừng chỉ mang tính mùa vụ ấy.

Ông Lý Huy Sáng cho biết, quá trình phát triển tượng linh vật cho một năm thường bắt đầu từ năm trước đó và khâu khó nhất luôn là tìm kiếm ý tưởng cho sản phẩm. Minh Long không chấp nhận việc rập khuôn, cùng một mẫu mã chỉ thay đổi đôi chút về hình mẫu, màu áo rồi đưa ra thị trường. Tượng linh vật mỗi năm là sự kết hợp hài hòa giữa bản tính của linh vật đó và sự biến động của thời cuộc. Chẳng hạn, với năm nay, sẽ thật là vô cảm nếu những bức tượng chỉ xoay quanh những thông điệp về sum vầy, phú quý.

Bên cạnh đổi mới thông điệp, kỹ thuật chế tác cũng là bài thi khó hơn mỗi năm dành cho các nghệ nhân. Nếu như tượng những chú chuột sứ được chú trọng phần tạo hình với nhiều chi tiết uốn lượn duyên dáng thì sang năm Tân Sửu, Minh Long lần đầu giới thiệu ra thị trường những bức tượng trâu màu hỏa biến từ đất, qua nhiệt độ cao 1.380 độ C, gọi là kim sa. Riêng năm nay, ban giám đốc Minh Long tự đặt cho mình đề bài là phải tạo ra những nhân vật hổ uy vũ, oai phong nhưng lại có nét hiền hòa, đôn hậu của người lãnh đạo thấu tình đạt lý.

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 12
Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 13
Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 14
Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 15
Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 16

Thách thức nhất là tượng hổ Khát Vọng theo phong cách tả chân. Bởi khi chiêm ngưỡng những tác phẩm tả chân, người ta thường có xu hướng so sánh với hình mẫu thật. Nhưng nếu giống thật quá lại không đạt được yếu tố thẩm mỹ hoặc khó khăn cho việc làm khuôn, sản xuất số lượng lớn. Có sản phẩm từ khi có ý tưởng tạo hình đến khi lên thiết kế 3D thì khá ổn, nhưng khi chế tác thử mới phát hiện là không hiệu quả về mặt kỹ thuật, phải điều chỉnh lại.

Nhìn những bức tượng thành phẩm, ít ai hiểu được đằng sau nó là sự tính toán chi li đến từng milimet sao cho cân đối, hài họa giữa nét đẹp thực tế, dáng vẻ mỹ thuật và sự phù hợp về hình thể học. Hơn nữa, hổ vốn thuộc họ nhà mèo - nổi tiếng với dáng đi "catwalk" uyển chuyển, duyên dáng hay như miêu tả của nhà thơ Thế Lữ: "lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng".

Tảng đá dưới chân hổ cũng được tạo hình công phu để không chỉ giúp tượng giữ thăng bằng, mà còn thể hiện hình ảnh một mỏm đá nhô ra khỏi đỉnh núi. Đây cũng là yếu tố quan trọng, giúp người chiêm ngưỡng nhận ra thông điệp chú hổ đang đứng trên cao quan sát, để tìm cách đánh chiếm cả vùng trời bao la.

Khâu phủ lông và trang trí họa tiết cũng khiến những tay nghề gốm sứ lão luyện tại Minh Long mất đến hàng tháng ròng. "Cọp chết để da", bản thân bộ lông của hổ đã mang vẻ đẹp tuyệt mỹ của tự nhiên, nên thường được thuộc làm quần áo, thảm trang trí với giá siêu đắt đỏ. Lông hổ không mang màu đơn sắc như các loài động vật khác mà óng ánh, lượn sóng có chỗ ngả về nâu đậm, chỗ lại thiên về sắc vàng cam…

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 17

Để có bộ lông hổ mang màu sắc như hiện tại là hàng chục lần thử phối trộn các công thức pha màu khác nhau. Màu tạo ra ưng ý rồi, cũng không thể phun bằng máy như những sản phẩm thông thường mà người thợ phải thực hiện từng nét cọ để tạo độ đậm nhạt, sáng tối khác nhau. Nhưng cũng nhờ đó, mỗi tượng hổ được tạo ra là độc bản, không có con nào hoàn toàn giống con nào.

Ngoài ra phải tính đến yếu tố ánh sáng. Khi thiết kế, người thợ nhìn trên 3D không chịu tác động bởi ánh sáng xung quanh. Đến khi triển khai thực tế lại cho thành phẩm không đạt hiệu ứng sáng tối, đậm nhạt như mong muốn. Mỗi lần như vậy là mỗi lần phải hiệu chỉnh, làm lại.

"Lông cọp thường có màu vàng nâu, nên khi pha ra màu vàng rực thì giả quá, nâu đậm cũng không đúng mà còn làm linh vật bị tối. Thành ra, trang trí tượng hổ phức tạp hơn so với những con tô màu đơn sắc rất nhiều, buộc người thợ Minh Long phải làm việc cực hơn, tốn công hơn", ông Sáng nói.

Ngoài lớp lông màu vàng nâu, trên mình tượng còn được khoác những vệt lông đen. Những vệt lông nhìn có vẽ là trang trí ngẫu hứng nhưng kỳ thực cũng đòi hỏi không ít sự dụng công. Chúng được bố trí ở một tỷ lệ hoàn hảo, đến mức dày hơn một chút không được mà thưa hơn một chút cũng không được. Chỉ những vệt lông như vậy mà chỉnh sửa không biết bao nhiêu lần và tìm không biết bao nhiêu cách thức thể hiện khác nhau. Vì thế mà ông Minh ví von, "thiên nhiên càng kỳ vĩ thì càng hiểm trở, con vật càng đẹp lại càng khó bắt chước".

Nhưng cái khó nhất vẫn là khâu vẽ mặt, thổi hồn vào bức tượng. "Họa hổ" bình thường đã khó, vẽ mặt hổ sao cho hiền hòa nhưng vẫn giữ nét uy nghiêm, hùng dũng không lẫn với mèo, báo… lại càng khó hơn.

"Diễn đạt gương mặt con vật luôn là khâu tốn thời gian nhiều nhất, thể hiện tính cách qua từng ánh mắt, nụ cười. Gương mặt hổ mà nghiêm quá thì nhìn hung tợn, nhưng cười nhiều quá lại không hay. Chúng tôi phải chỉnh sửa đến vài chục lần, sửa từ lúc phát thảo, lên 3D đến khi vẽ trên tượng thật không hài lòng, lại điều chỉnh tiếp", ông Sáng kể.

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 18

Ngoài phong cách tả chân, tượng hổ Khát Vọng còn được khoắc lên mình hoa văn xanh coban - phiên bản màu gắn với tượng linh vật hàng năm của Minh Long. Nhưng khác với những linh vật trước, loài hổ vốn tự nhiên đã có những vệt lông vằn vện, nên việc trang trí hoa văn đòi hỏi phải có sự hài hòa, cân đối.

Bên cạnh đối mặt với những thách thức trong kỹ nghệ gốm sứ, việc sản xuất tượng sứ Minh Long năm nay còn chịu tác động không nhỏ bởi dịch bệnh. Không chỉ đóng cửa hoàn toàn trong gần một tháng, nhiều nghệ nhân của công ty cũng bị nhiễm Covid-19, ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện mẫu vật.

Tung sản phẩm ra thị trường trễ hơn mọi năm, vị phó tổng của Minh Long I hiểu rõ, sản phẩm đã vuột mất nhóm khách hàng doanh nghiệp tiềm năng. Đơn vị chấp nhận giảm doanh số, chứ không rút ngắn quy trình sản xuất hay bán những sản phẩm chưa đạt chuẩn trong chế tác.

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 20
Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 22

Bên cạnh tượng linh vật, mùa tết năm nay, người yêu gốm sứ Minh Long còn có nhiều lựa chọn hơn với bộ sưu tập sản phẩm mừng năm mới 2022 như ly sứ dưỡng sinh, dĩa trái cây hình lá sa kê, khay mức 5 ngăn, bình hoa Thuận Buồm…

Tuyển chọn từ nguyên liệu đất và khoáng hiếm thiên nhiên an toàn, lành tính, ly sứ dưỡng sinh nằm trong dòng sản phẩm hướng đến sức khỏe mà Minh Long tập trung phát triển trong những năm gần đây. Ly có thiết kế nổi bật với hoa văn là hình linh vật hổ được nhân cách hóa mang màu sắc trẻ trung, hiện đại. Nhắm đến nhóm khách hàng trẻ tuổi như học sinh, sinh viên, sản phẩm truyền tải ý nghĩa và lời chúc năm mới thêm yêu thương, nhiều hạnh phúc đến chủ sở hữu. Dịp tết Nguyên đán năm nay khá gần với ngày Lễ Tình nhân, nên ly sứ cũng được thiết kế thành cặp Hổ Hạnh Phúc và Hổ Yêu Thương, thích hợp trở thành món quà cho một nửa đặc biệt.

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 24

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý, được Minh Long gửi gắm qua từng nét vẽ khắc họa trên tượng hổ sứ, chiếc ly sứ dưỡng sinh, dĩa trái cây hình lá sa kê, khay mức 5 ngăn, hay bình hoa Thuận Buồm, với ước vọng truyền tải trọn vẹn thông điệp an yên và lời chúc tốt lành đến mọi người, trong năm Nhâm Dần.

Xem thêm thông tin về tượng hổ sứ tại https://bit.ly/3mxILHF

Ước nguyện về một năm an lạc, như ý gửi gắm qua tượng hổ sứ - 26