(Dân trí) - Chỉ còn vài ngày nữa, năm 2019 sẽ đi qua. Trong năm nay, kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển sôi động. Cho dù còn có những khó khăn, còn một số mảng tối nhưng kinh tế Việt Nam 2019 vẫn tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng trên 7%. Hãy cùng với Dân trí điểm lại 10 sự kiện, vấn đề kinh tế nổi bật trong năm qua:
Chỉ còn vài ngày nữa, năm 2019 sẽ đi qua. Trong năm nay, kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển sôi động. Cho dù còn có những khó khăn, còn một số mảng tối nhưng kinh tế Việt Nam 2019 vẫn tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng trên 7%. Hãy cùng với Dân trí điểm lại 10 sự kiện, vấn đề kinh tế nổi bật trong năm qua:
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt trên 7%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức dưới 4%, lạm phát là 2,73% - mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Với mức tăng trưởng được đánh giá thuộc top cao nhất thế giới, quy mô GDP của Việt Nam đạt hơn 266 tỷ USD, bình quân GDP đầu người đạt gần 2.800 USD/năm. Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên cán mốc 500 tỷ USD; xuất siêu gần 11 tỷ USD - mức xuất siêu kỷ lục từ trước tới nay.
Ngày 30/6/2019, Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU(EVIPA). Đây là kết quả quan trọng sau 7 năm đàm phán và chờ đợi giữa hai bên. Các thỏa thuận trong Hiệp định này được thiết lập và mang lại lợi ích chưa từng có cho EU và Việt Nam, thúc đẩy tôn trọng quyền lao động và chống biến đổi khí hậu; loại bỏ gần như tất cả hải quan đối với hàng hóa được giao dịch giữa hai bên, các trở ngại kỹ thuật, các vấn đề trong lĩnh vực xe hơi…
Điều này tác động không nhỏ tới nền kinh tế các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở mặt tích cực, Việt Nam đón nhận mạnh mẽ hơn dòng vốn đầu tư. Theo thống kê hơn 38 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2019. Xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2019, Việt Nam đạt kỷ lục mốc 500 tỷ USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam với độ mở cao cũng sẽ chịu tác động tiệu cực trong cuộc chiến này. Việt Nam có nguy cơ bị mượn đường để xuất khẩu vào Mỹ; áp lực tỷ giá gia tăng, tăng trưởng kinh tế cũng đứng trước thách thức lớn… Nhìn chung, dù được đánh giá là hưởng lợi từ thương mại và đầu tư từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, song nhiều gia cho rằng, lợi ích này chỉ có tính ngắn hạn.
Hàng loạt vụ gian lận thương mại quy mô lớn bị phát hiện như vụ kho nhôm trị giá lên tới trên 4,3 tỷ USD chờ xuất đi Mỹ với giá trị 4,3 tỷ USD hay vụ Asanzo bị tố nhập hàng Trung Quốc về dán mác “Made in Vietnam”…Tháng 12/2019, mặt hàng thép của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đã bị áp thuế lên tới trên 450%.
Ngày 3/12/2019, Vingroup và Masan Group đã thỏa thuận việc sáp nhập Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco vào Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan. Đây là thương vụ M&A lớn nhất trong năm 2019 để tạo ra một tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam (sở hữu mạng lưới hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart &VinMart + tại 50 tỉnh thành; hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEcocùng nguồn lực trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng từ Masan). Đây là bước đi của Vingroup nhằm thay đổi chiến lược phát triển với định hướng tập trung vào công nghệ - công nghiệp (VinSmart và VinFast).
Năm 2019, hàng không Việt Nam tăng trưởng rất cao và sôi động khi tỷ phú Phạm Nhật Vượng chính thức lập hãng hàng không Vinpearl Air, Công ty CP Hàng không Thiên Minh đề xuất thành lập hãng hàng không KiteAir, đề án thành lập Vietravel Airlines được trình Thủ tướng. Với sự “lấn sân” của các đại gia, hàng không Việt Nam như đang“trăm hoa đua nở”. Trong khi cuộc cạnh tranh giữa Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways vẫn chưa bao giờ hết “nóng”. Các chuyên gia dự báo, trong năm 2020, diễn biến thị trường sẽ có nhiều thay đổi và chắc chắn cạnh tranh khốc liệt hơn.
Trước bức xúc của dư luận xã hội về nguy cơ “đại dự án” cao tốc Bắc - Nam có thể rơi
vào tay các nhà thầu Trung Quốc, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã hủy đấu thầu quốc tế “đại dự án” cao tốc Bắc - Nam. Bộ GTVT cho biết, hủy đấu thầu quốc tế Dự án cao tốc Bắc-Nam do thay đổi mục tiêu của dự án, việc này giúp phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư và phát triển năng lực doanh nghiệp Việt Nam.
Cho đến cuối tháng 12/2019, giá thịt lợn đã ở mức 160 - 180 nghìn đồng/kg, tăng15 - 20 nghìn đồng so với thời điểm đầu tháng, và tăng gấp hơn 2 lần so với bình thường. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm. Tính đến tháng 11/2019, dịch đã khiến cho đàn lợn cả nước giảm mạnh 22% so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Giá thịt ngày một tăng ảnh hưởng lớn tới chi tiêu và sinh hoạt của không chỉ người dân, mà ngay cả các nhà hàng, quán ăn cũng gặp khó khăn vô cùng lớn.
2019 là một năm đáng nhớ với thị trường Condotel. Đáng chú ý nhất dự án Cocobay Đà Nẵng hay dự án Bavico Nha Trang đã không thể thực hiện chi trả lợi nhuận cam kết 12 và 15%. Việc này đã làm giảm sút rất mạnh vào niềm tin của giới đầu tư. Nhiều người lo ngại hiệu ứng “domino” đổ vỡ bởi thực tế, không chỉ Cocobay, rất nhiều dự án khác cũng đang chật vật trong việc chi trả cam kết. Nhiều nhà đầu tư tháo chạy vì lo ngại rủi ro tài chính và pháp lý. Hoàn thiện khung pháp lý cho Condotel được cho là giải pháp quan trọng để “cứu” thị trường này.
Trong tháng 10/2019, một cuộc khủng hoảng chưa từng có, khiến sinh hoạt của hàng vạn hộ dân sống tại các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm,… Hà Nội bị đảo lộn. Do nước sạch từ đầu nguồn dẫn vào Nhà máy nước sạch sông Đà bị đổ trộm dầu thải. Sau gần 2 tuần điều tra, 3 nghi can đổ trộm dầu thải gồm Nguyễn Chương Đại (sinh năm 1994, trú tại tỉnh Bắc Ninh); Hoàng Văn Thám (sinh năm 1986, trú tỉnh Lạng Sơn); Lý Đình Vũ (SN 1982, ở Thuận Thành, Bắc Ninh) đã bị tạm giam để điều tra về tội “Gây ô nhiễm môi trường”.