DNews

Quy Nhơn - thành phố biển xanh nhờ dành "đất vàng" phục vụ cộng đồng

Doãn Công

(Dân trí) - Ý thức sâu sắc biển, bãi biển Quy Nhơn là của người dân, xuyên suốt nhiều nhiệm kỳ qua, lãnh đạo tỉnh Bình Định luôn dành những khu đất vàng ven biển xây dựng nhiều không gian xanh, phục vụ cộng đồng.

Quy Nhơn - thành phố biển xanh nhờ dành "đất vàng" phục vụ cộng đồng

Nhiều lần trước đại biểu, cử tri, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đều nhất quán và khẳng định lãnh đạo tỉnh luôn ý thức sâu sắc biển, bờ biển là của chung cộng đồng, không để người dân vất vả khi tìm đường ra biển.

Xuyên suốt các nhiệm kỳ qua, lãnh đạo tỉnh đã dành những khu đất ở vị trí mặt biển, dọc các tuyến đường lớn của TP Quy Nhơn được xem là "đất vàng" để xây dựng các quảng trường, công viên cây xanh như: Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Quảng trường Chiến Thắng, Công viên biển Xuân Diệu…

Không che chắn tầm nhìn ra biển Quy Nhơn

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng vừa chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành liên quan, chính quyền TP Quy Nhơn về ý tưởng quy hoạch dự án dịch vụ giải trí tại khu vực đường Xuân Diệu, TP Quy Nhơn.

Quy Nhơn - thành phố biển xanh nhờ dành đất vàng phục vụ cộng đồng - 1

Sau khi nghe ý kiến các bên, ông Nguyễn Tự Công Hoàng giao UBND TP Quy Nhơn chủ trì, chỉ đạo đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan dự họp và rà soát, hoàn thiện nội dung ý tưởng đầu tư dự án, tham mưu đề xuất UBND tỉnh, để báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh xem xét.

"Phương án quy hoạch - kiến trúc của dự án cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo gắn kết với phương án quy hoạch, kiến trúc của phố đi bộ đang triển khai. Kết nối đồng bộ, hài hòa với không gian, kiến trúc cảnh quan của khu vực; tuân thủ quy chế quản lý kiến trúc đô thị Quy Nhơn đã được phê duyệt", ông Hoàng lưu ý.

Quy Nhơn - thành phố biển xanh nhờ dành đất vàng phục vụ cộng đồng - 2

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, đối với phần trên mặt đất, phải tạo không gian thông thoáng, không che chắn tầm nhìn ra biển; phải có phương án kết nối với khu vực công viên hiện hữu, không rào chắn, tạo thuận lợi cho việc đi lại sinh hoạt của người dân...

Bãi đỗ xe phải quy hoạch, gắn kết với kiến trúc tổng thể của dự án và khu vực xung quanh. Phương án kiến trúc cổng vào của dự án cần phải có tỷ lệ, kích thước phù hợp, có tính thẩm mỹ cao, đẹp, sử dụng vật liệu phù hợp, tạo điểm nhấn kiến trúc cho công trình.

Quy Nhơn - thành phố biển xanh nhờ dành đất vàng phục vụ cộng đồng - 3

Phương án nhạc nước cần tính toán, đánh giá cụ thể về chiều cao, cột nước, xét đến yếu tố gió biển, điều kiện tự nhiên tại khu vực... để lựa chọn phương án thiết kế phù hợp; có giải pháp thu gom nước, không để chảy tràn ảnh hưởng đến giao thông, mỹ quan, môi trường...

Hướng tới thành phố hiện đại, bản sắc riêng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, hướng dẫn, hỗ trợ UBND TP Quy Nhơn hoàn thiện phương án kiến trúc của dự án, đảm bảo phù hợp theo quy định.

Quy Nhơn - thành phố biển xanh nhờ dành đất vàng phục vụ cộng đồng - 4
Quy Nhơn - thành phố biển xanh nhờ dành đất vàng phục vụ cộng đồng - 5

Kiểm tra, rà soát quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị được duyệt. Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung thì tham mưu đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

Theo ông Nguyễn Tự Công Hoàng, việc quy hoạch, triển khai dự án thực hiện sau khi cấp có thẩm quyền thống nhất chủ trương và phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật về quy hoạch, xây dựng, đầu tư, đất đai, đấu giá quyền sử dụng đất và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Binh-dinh_thanh-pho-bien-xanh-nho-danh-dat-vang-phuc-vu-cong-dong_doan-cong 8-edited.jpeg

Bình Định hướng đến phát triển Quy Nhơn trở thành thành phố hiện đại, nhưng có bản sắc riêng, giữ được những cảnh quan thiên nhiên cũng như các di sản văn hóa.

Với hơn 5km bờ biển hình vầng trăng khuyết tuyệt đẹp, việc quy hoạch không gian biển luôn được Bình Định ưu tiên. Vì vậy, UBND tỉnh đã quy hoạch không gian biển vịnh Quy Nhơn với 2 trục chính là đường An Dương Vương và đường Xuân Diệu (đây là 2 con đường bao quanh vịnh Quy Nhơn).

Ở những khu vực này, tỉnh Bình Định chỉ quy hoạch một số công trình cao tầng để tạo điểm nhấn, chứ không ưu tiên phát triển tất cả các nhà cao tầng dọc bờ biển. Tỉnh cũng đặc biệt ưu tiên để không gian biển để người dân và du khách đều có thể dễ dàng tận hưởng vẻ đẹp của biển Quy Nhơn.

Quy Nhơn - thành phố biển xanh nhờ dành đất vàng phục vụ cộng đồng - 7
Quy Nhơn - thành phố biển xanh nhờ dành đất vàng phục vụ cộng đồng - 8
Quy Nhơn - thành phố biển xanh nhờ dành đất vàng phục vụ cộng đồng - 9

Sự khác biệt của Quy Nhơn là mọi người dân đều được xuống biển, không có rào chắn lối xuống biển, biển cũng không cấp riêng cho ai cả. Đây là sự cố gắng rất lớn, mà Quy Nhơn đã giữ được cho đến lúc này.

Thực tế vài năm trở lại đây, Quy Nhơn trở thành điểm đến hàng đầu không chỉ du khách trong nước mà cả quốc tế.

Cảm nhận chung của du khách khi đến Quy Nhơn là không gian xanh, không khí trong lành, người dân thân thiện. Nơi đây không phát triển đô thị một cách ồ ạt trong nội thành như các địa phương khác, mà chú trọng đến không gian cộng đồng.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Quy Nhơn về đêm có những góc nhìn ngỡ như Singapore

Trong lần về làm việc với tỉnh Bình Định hồi tháng 7 năm nay, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang rất bất ngờ về sự thay da, đổi thịt của vùng đất này.

"Tôi xuống máy bay ở Bình Định buổi tối, có những góc nhìn cảm giác như đang ở Singapore vậy. Giữa phố biển có cao ốc, đèn điện và đặc biệt là sự vui vẻ, sung túc của người dân, khách du lịch đi chơi đêm ở đường bờ biển Quy Nhơn", Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ và cảm nhận với tư cách một người trở lại Bình Định sau 20 năm.