PhotoStory

Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm "Còn mãi với thời gian"

Thực hiện: Tố Linh

(Dân trí) - Sáng nay (20/7), tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã khai mạc triển lãm "Còn mãi với thời gian" nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022).

Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 1

Tới dự Lễ khai mạc và tham quan triển lãm "Còn mãi với thời gian" tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Ba Đình, Hà Nội) có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm cùng các vị lãnh đạo, các họa sĩ, cựu chiến binh và nhiều quan khách. 

Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 2

Với 69 tác phẩm mỹ thuật của 62 tác giả được lựa chọn, triển lãm thể hiện những góc nhìn chân thực về hình tượng người chiến sĩ Bộ đội cụ Hồ, những ký ức không quên về các cuộc chiến tranh đã qua và tình cảm, lòng tri ân đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng, những dân quân, y sĩ, bác sĩ và rất nhiều những tấm gương bình dị đã lặng lẽ dâng hiến tuổi thanh xuân, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. 

Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 3
Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 4
Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 5
Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 6

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng đã để lại những đau thương, mất mát không gì bù đắp được. Các tác phẩm đặc tả sự nỗi đau, sự mất mát hy sinh, sức chịu đựng của con người trong chiến tranh và trong cả thời bình.

Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 7

Không ít những nghệ sĩ đã trực tiếp cầm súng và ghi lại những khoảnh khắc chân thật và sống động về hình ảnh người lính anh dũng, kiên cường trong chiến đấu.

Nhà điêu khắc Lê Duy Ứng bên cạnh tác phẩm điêu khắc "Bài ca người mẹ". Ông đã khắc họa lại hình tượng người mẹ thời chiến của mình với việc tạo hình khối đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.

Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 8

Bà Nguyễn Thị Trâm đứng trước tác phẩm  "Quảng Trị năm 1972" của người chồng quá cố - họa sĩ Phạm Ngọc Liệu.

Trong những ngày tháng bom đạn, chàng sinh viên trẻ Phạm Ngọc Liệu cũng một ba lô trên vai như bất cứ người lính nào, chỉ khác thay vì súng trường, súng ngắn, lựu đạn… thì hành trang của chàng trai trẻ ngày ấy là bút sắt, mực nho và giấy vẽ. Ông đã có những năm tháng cùng ăn cùng ở, cùng cận kề bom đạn với những người lính nơi chiến trận và những người dân Quảng Trị kiên gan bền lòng.

Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 9

Bà không khỏi xúc động khi kể lại quá trình hoàn thành tác phẩm "Quảng Trị năm 1972": "Tôi nhận được giấy mời tới tham dự buổi triển lãm, trong người tôi như có một luồng điện chạy qua khi nghe thông tin tác phẩm của chồng tôi sẽ được trưng bày. Đây là ký họa được sáng tác trong chuyến đi thực tế của chồng tôi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Bức tranh đã khắc họa được sự ác liệt của chiến trường năm đó và những người con Quảng Trị đang kiên cường bám lấy mảnh đất của quê hương mình. Năm nay đúng tròn 50 năm kỷ niệm 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị nên tác phẩm này càng có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc hơn…," bà Trâm chia sẻ.

Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 10

Tác phẩm "Ca mổ trong hang sơ tán" của họa sĩ Trần Ngọc Hải được ra đời khắc họa lại khoảng thời gian các y, bác sĩ trên chiến trường đang thực hiện những ca mổ cho chiến sĩ bị thương. Tác giả chính là một trong các bác sĩ trong tranh được ông tự họa lại.

"Có những ngày tôi phải thực hiện tới 4 - 5 ca mổ từ sáng tới đêm, buồn ngủ đến díp cả mắt, tuy nhiên để giành giật lại sự sống cho những người chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu nên tôi vẫn tiếp tục cố gắng…," họa sĩ Trần Ngọc Hải có mặt tại buổi triển lãm chia sẻ.

Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 11

Khách tham quan dừng chân theo dõi tác phẩm "Mẹ" được thể hiện trên chất liệu tranh sơn dầu của họa sĩ Phạm Đỗ Đồng. 

Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 12

Trung tá Chad Summerville, Tùy viên Thủy quân Lục chiến Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tới tham quan buổi triển lãm cho biết: "Những bức tranh trong buổi triển lãm tại đây rất thú vị và thực sự đa dạng, nó đã khắc họa chân thực các sự kiện và khoảnh khắc của con người và chiến sĩ Việt Nam trong thời chiến. Tôi nghĩ rằng triển lãm lần này thể hiện đúng tinh thần của ngày lễ 27/7 nhằm bày tỏ lòng kính trọng đối với những người đã hy sinh cho đất nước Việt Nam".

Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 13

Nhiều vị khách tới tham quan là những cựu chiến binh có thời gian dài hoạt động trong quân ngũ tỏ ra bồi hồi, xúc động trước các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm. 

Ông Nguyễn Duyên Thuyết (Văn Quán, Hà Đông) có mặt trong buổi triển lãm chia sẻ: "Khi ngắm nhìn những tác phẩm được trưng bày tại đây khiến tôi nhớ lại những năm tháng còn trong quân ngũ. Những gì thân thương, gần gũi nhất, cảm động nhất về chủ đề dân quân, chuyện chăm sóc tại khu điều dưỡng, về những người cầm súng... thực sự không thể quên được".

Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 14

Họa sĩ Phạm Nguyên Hùng (Chương Dương, Hoàn Kiếm) chia sẻ ông rất xúc động khi nhìn những tác phẩm như nhìn lại cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc, thấy được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Các tác phẩm với nhiều hình thức thể hiện và góc nhìn khác nhau nhưng đều thể hiện được đời sống và hình tượng người lính lạc quan thời chiến.

Hình tượng người lính, người mẹ VNAH qua triển lãm Còn mãi với thời gian - 15

Triển lãm "Còn mãi với thời gian" còn là sự truyền tải cảm nhận sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng hòa bình, lòng tri ân, trân trọng và biết ơn những người đã cống hiến, hy sinh vì độc lập dân tộc, vì cuộc sống bình yên tươi đẹp hôm nay. Triển lãm mở cửa và đón khách tham quan từ ngày 20- 29/7/2022.