PhotoStory

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km "tiêu tốn" gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình

Thực hiện: Thái Bá

(Dân trí) - Dự án đường Đông - Tây tỉnh Ninh Bình (giai đoạn 1) có chiều dài 22,95km với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến trong năm 2023.

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km "tiêu tốn" gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình (Video: Thái Bá).

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 1

HĐND tỉnh Ninh Bình vừa đã ban hành Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường Đông - Tây tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I).

Dự án thuộc nhóm A với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 1.913,754 tỷ đồng (tăng 427,754 tỷ đồng do phát sinh chi phí trong thực hiện giải phóng mặt bằng và giảm một số chi phí trong tổng mức đầu tư).

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 2

Theo Nghị quyết, dự án Xây dựng tuyến đường Đông - Tây tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I) do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh quản lý. Dự án có tổng chiều dài 22,95km. Ban đầu dự án được phê duyệt có tổng mức đầu tư 1.486 tỷ đồng, khởi công xây dựng tháng 3/2022.

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 3

Sau khi HĐND tỉnh Ninh Bình điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 1.486 tỷ đồng lên 1.913,754 tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn sau điều chỉnh gồm: Ngân sách trung ương là 500 tỷ đồng bố trí trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; ngân sách tỉnh là 1.413,754 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án sau điều chỉnh năm 2021-2026.

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 4

Tiến độ thực hiện tuyến đường dài hơn 20km "tiêu tốn" gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình chia thành 5 giai đoạn. Tỉnh Ninh Bình đang quyết liệt chỉ đạo các sở ngành, địa phương, đơn vị được giao chủ đầu tư dự án và nhà thầu thi công phấn đấu sẽ thông xe kỹ thuật trên toàn tuyến trong năm 2023.

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 5
Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 6

Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình thông tin, thông thường những dự án nhóm A sẽ có thời gian thực hiện trong 5 năm, nhưng dự án xây dựng tuyến đường Đông - Tây của tỉnh đã rút ngắn thời gian thực hiện trong 3 năm.

Bởi đây là dự án được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định là công trình trọng tâm, phải hoàn thành sớm nhất để tạo động lực, bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trước mắt và có tầm chiến lược, dài hạn.

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 7

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, khi triển khai dự án xây dựng tuyến đường Đông - Tây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đánh giá rất cao bởi dự án không chỉ có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà sẽ là tuyến đường kết nối đồng bộ với các trục giao thông quan trọng của quốc gia như: đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường QL1A, đường bộ ven biển, đường sắt Bắc - Nam...

Tuyến đường khi hoàn thành sẽ mở ra hướng kết nối liên thông với tuyến đường Hồ Chí Minh và kết nối liên vùng giữa vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La) với vùng Đồng bằng sông Hồng… góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông quốc gia. 

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 8

Mới đây, trong chuyến công tác đến Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm công trường xây dựng dự án đường Đông - Tây.

Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Ninh Bình, quyết tâm sớm hoàn thiện tuyến đường, mở ra chiến lược phát triển hoàn thiện, đồng bộ kết cấu hạ tầng, mở ra dư địa thu hút đầu tư, sớm đưa Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng. 

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 9
Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 10

Theo báo cáo của đại diện chủ đầu tư dự án về công tác thi công xây lắp, dự án khởi công từ tháng 3/2022, đến nay các hạng mục công việc chủ yếu đang tổ chức thi công toàn bộ mặt bằng được bàn giao bao gồm phần nền đường, thi công cầu, cống… Giá trị thi công xây lắp thực hiện ước đạt: 75,0 tỷ đồng/735,391 tỷ đồng.

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 11

Ghi nhận của phóng viên Dân trí tại công trường thi công dự án đường Đông Tây - Ninh Bình, nút giao giữa tuyến đường với đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45) cơ bản hoàn thành, mặt đường đã thảm nhựa, cột đèn chiếu sáng được lắp đặt, hệ thống biển báo, chỉ dẫn ra vào đường cao tốc cũng dựng xong.

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 12

Hiện nay các mũi thi công trên công trường được đẩy mạnh để đạt đúng tiến độ của dự án. Chủ đầu tư đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo nhà thầu thi công tập trung vật tư, thiết bị, nhân lực đẩy nhanh tiến độ với các mũi thi công. Đồng thời, đề nghị các địa phương sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư làm cơ sở để chỉ đạo thi công.

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 13
Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 14

Về công tác giải phóng mặt bằng, đến nay các địa phương đã bàn giao mặt bằng 20,2/22,9km. Trong đó, địa phận thành phố Tam Điệp bàn giao 6,627/6,627 km; Địa phận huyện Nho Quan bàn giao 13,64/16,3 km đất nông nghiệp (đạt khoảng 83,66% diện tích GPMB). Tuy nhiên trên diện tích bàn giao ở cả 2 địa phương vẫn còn một số vướng mắc. 

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 15

Đoạn đường từ TP Tam Điệp đến nút giao với đường cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đã thành hình, đổ bây và lu nhiều lớp. Đoạn đường này sẽ xây dựng 8 làn xe. Trong tương lai, khu vực này trở thành trung tâm phát triển của thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) mở ra liên kết với nhiều địa phương trong cả nước.

Cận cảnh tuyến đường hơn 20km tiêu tốn gần 2.000 tỷ đồng ở Ninh Bình - 16

Dự án tuyến đường Đông - Tây tỉnh Ninh Bình được kỳ vọng sẽ mở ra không gian mới để phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp, khoa học công nghệ của tỉnh Ninh Bình. Vì thế, được gọi là tuyến đường "4 trong 1" ở Ninh Bình.