PhotoStory

Cận cảnh khu rừng thông 2.000ha bị sâu róm tàn phá

Thực hiện: Dương Nguyên

(Dân trí) - Sâu róm xuất hiện dày đặc đang khiến rừng thông khoảng 2.000ha ở Hà Tĩnh trụi lá, khô lá. Thậm chí, nhiều vị trí rừng thông đã bị chết.

Cận cảnh khu rừng thông 2.000ha bị sâu róm tàn phá - 1

Thời gian này, diện tích rừng thông khoảng 2.000ha do Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) quản lý đang bị sâu róm xuất hiện dày đặc, gây hại. 

Cận cảnh khu rừng thông 2.000ha bị sâu róm tàn phá - 2

Sâu róm xuất hiện với mật độ dày đặc, 10-50 con/cây, cá biệt có những nơi lên tới 300-400 con/cây.

Cận cảnh hơn 2.000ha rừng thông bị sâu róm tàn phá (Video: Dương Nguyên).

Cận cảnh khu rừng thông 2.000ha bị sâu róm tàn phá - 3

Tại nhiều tiểu khu, sâu róm đã gây trụi lá, khô lá.

Cận cảnh khu rừng thông 2.000ha bị sâu róm tàn phá - 4

Dịch sâu róm đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của rừng thông.

Cận cảnh khu rừng thông 2.000ha bị sâu róm tàn phá - 5

Năng suất, sản lượng nhựa thông khai thác cũng bị ảnh hưởng.

Cận cảnh khu rừng thông 2.000ha bị sâu róm tàn phá - 6

Thậm chí, nhiều vị trí rừng thông đã bị chết.

Cận cảnh khu rừng thông 2.000ha bị sâu róm tàn phá - 7
Cận cảnh khu rừng thông 2.000ha bị sâu róm tàn phá - 8
Cận cảnh khu rừng thông 2.000ha bị sâu róm tàn phá - 9

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Hải Vân, Phó Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, cho biết khu vực rừng đơn vị quản lý chưa bao giờ ghi nhận dịch sâu róm lớn như lần này. Sau khi phát hiện, đơn vị đã chủ động người, máy móc, thuốc để phun phòng trừ. Đến thời điểm này, đơn vị đã phun phòng trừ trung bình 2-4 lần, cá biệt có những diện tích đã phun phòng trừ 5-6 lần.

Cận cảnh khu rừng thông 2.000ha bị sâu róm tàn phá - 10

Cũng theo ông Nguyễn Hải Vân, dự báo thời gian tới, diễn biến dịch sâu róm còn phức tạp. Nguyên nhân xuất hiện dịch sâu róm được xác định do độ ẩm lớn, kèm theo thời tiết mưa nắng thất thường.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đang theo dõi và tiếp tục phun phòng trừ nhằm hạn chế đến mức tối đa sâu gây hại có thể xảy ra trong thời gian tới.

Cận cảnh khu rừng thông 2.000ha bị sâu róm tàn phá - 11

Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đã có báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Kiểm lâm, các Hạt kiểm lâm trên địa bàn, tổng hợp, theo dõi và đồng thời đề nghị giúp đỡ như cung ứng thêm thuốc trừ sâu cùng trang thiết bị trong việc phòng trừ sâu róm gây hại.