DMagazine

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư

(Dân trí) - Bắt đầu từ năm 2013, từ khi chiến dịch “Vì phụ nữ, vì ngày mai” được tổ chức, gần 100.000 phụ nữ đã được khám sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú.

Sau nhiều năm đồng hành cùng với bệnh nhân trong cuộc chiến chống ung thư, PGS.TS Trần Thanh Hương, Phó Viện trưởng Viện Ung thư Quốc gia, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế cho rằng, để chiến thắng ung thư, thứ mà người bệnh cần không chỉ là những những ca phẫu thuật, những liệu trình hóa xạ trị hay những liều thuốc, mà quan trọng không kém đó chính là sự sẻ chia đến từ những người thân yêu, cộng đồng, các y bác sĩ và đặc biệt là cả những bệnh nhân ung thư khác.

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 1

Dưới góc độ là một chuyên gia tâm lý học, theo PGS.TS Trần Thanh Hương, để có thể đương đầu với ung thư, bệnh nhân không chỉ cần chữa trị tổn thương trong cơ thể, mà còn cả hàng tá lo âu, phiền muộn, suy nghĩ tiêu cực mà căn bệnh nan y này đã gián tiếp gây ra. Chính vì vậy, sát cánh cùng với bệnh nhân ung thư trên mặt trận tinh thần chính là nhiệm vụ không chỉ của đội ngũ y, bác sĩ mà còn của cả gia đình và cộng đồng.

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 2

Là người có nhiều năm nghiên cứu về dịch tễ học ung thư, theo bà những thói quen xấu nào đang đẩy người Việt đến gần hơn với căn bệnh nan y này?

Trước tiên phải nói đến một thực trạng là tỉ lệ hút thuốc lá của người Việt Nam, đặc biệt là nam giới đang ở mức rất cao với 47%, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên ung thư phổi cũng như nhiều loại ung thư khác. Bên cạnh đó còn có: Lạm dụng rượu bia; chế độ ăn không hợp lý; ít vận động thể lực. Đặc biệt, ngoài những yếu tố hành vi này, theo tôi còn một nguyên nhân nữa rất đặc trưng của người Việt chính là sự thiếu hụt kiến thức về ung thư, mà biểu hiện điển hình chính là hầu hết mọi người khi nghe đến ung thư thường rất sợ, từ đó dẫn đến thực trạng ngại đi khám định kì, khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư.

Vậy tâm lý chung ngại đi khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư có phải là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đa phần trường hợp phát hiện ung thư ở Việt Nam chủ yếu là khi bệnh đã phát triển nặng không, thưa bác sĩ?

Đúng vậy! Kết quả từ một nghiên cứu do Viện Ung thư Quốc gia kết hợp với nhiều bệnh viện ung bướu trên cả nước tổng hợp được.

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 4

Bên cạnh đó, đa phần người dân chưa ý thức được rằng, khám sàng lọc ung thư không chỉ một lần mà phải định kỳ, tùy theo giới, độ tuổi và tùy thuộc vào từng loại ung thư. Nhưng nhìn chung, người dân nên khám sức khỏe định kỳ, ít nhất mỗi năm một lần để kiểm tra tổng thể cũng như sàng lọc bệnh ung thư.

Bà có thể phân tích rõ hơn về giá trị mang lại của việc khám sàng lọc, phát hiện sớm ung thư?

Ý nghĩa mang lại của việc định kỳ khám sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là rất lớn. Thứ nhất, khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì việc điều trị không phức tạp; thứ hai là giảm đáng kể chi phí điều trị; thứ ba là bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị khỏi bệnh.

Thực tế đã cho thấy nhiều bệnh ung thư hiện nay nếu được chẩn đoán và xác định sớm thì việc điều trị rất thành công, ví dụ như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng…

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 5

Xin bà chia sẻ những giải pháp, chiến dịch về khám sàng lọc ung thư trong cộng đồng, mà mình cùng cộng sự đã và đang thực hiện?

Trước tiên phải nói đến một thực trạng là tỉ lệ hút thuốc lá của người Việt Nam, đặc biệt là nam giới đang ở mức rất cao với 47%, đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên ung thư phổi cũng như nhiều loại ung thư khác. Bên cạnh đó còn có: Lạm dụng rượu bia; chế độ ăn không hợp lý; ít vận động thể lực. Đặc biệt, ngoài những yếu tố hành vi này, theo tôi còn một nguyên nhân nữa rất đặc trưng của người Việt chính là sự thiếu hụt kiến thức về ung thư, mà biểu hiện điển hình chính là hầu hết mọi người khi nghe đến ung thư thường rất sợ, từ đó dẫn đến thực trạng ngại đi khám định kì, khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư.

Định kì hàng năm, chúng tôi đều thực hiện các chương trình khám sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến giáp. Đặc biệt, chiến dịch “Vì phụ nữ, vì ngày mai: Tầm soát ngay khi sang tuổi 40” là chiến dịch sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư vú. Đây là một trong những chiến dịch thành công nhất, được cộng đồng và xã hội biết đến rộng rãi. “Vì phụ nữ, vì ngày mai” được tổ chức thường niên, bắt đầu từ năm 2013, thường được triển khai vào tháng 10, cũng là tháng phòng chống ung thư vú quốc tế.

Trong chương trình này, chúng tôi tổ chức rất nhiều các hoạt động, không chỉ dừng lại ở việc sàng lọc phát hiện sớm ra các trường hợp bị ung thư vú, mà còn là một chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng bao gồm chị em phụ nữ và thậm chí là nam giới, để họ trở thành một kênh tuyên truyền, khuyến khích chính người mẹ, người chị mình thường xuyên đi khám sàng lọc. Ngoài ra, chương trình này cũng được chúng tôi tổ chức ở các công ty, xí nghiệp có nhiều chị em phụ nữ, với mục đích là vận động các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa khám sàng lọc ung thư vú vào danh mục của hoạt động kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân, người lao động của mình.

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 7

Chiến dịch “Sàng lọc ngay khi sang tuổi 40: Vì phụ nữ, vì ngày mai” đạt giải nhất trong cuộc thi giải pháp sáng tạo y tế cộng đồng năm 2016 cũng là một minh chứng cho những thành công và giá trị thực tiễn mang lại cho cộng đồng của chiến dịch này.

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 8

Được biết, chiến dịch “Vì phụ nữ, vì ngày mai” được tổ chức thực hiện bởi quỹ Ngày mai tươi sáng, bà có thể chia sẻ thêm các hoạt động vì bệnh nhân ung thư khác của quỹ nhân ái này?

Quỹ Ngày mai tươi sáng được thành lập vào năm 2011, xuất phát điểm là từ những bác sĩ làm trong ngành ung thư. Như các bạn cũng biết, hoàn cảnh bệnh nhân ung thư hầu hết đều rất là khó khăn, chứng kiến thực tế này các bác sĩ đã quyết định lập nên một quỹ từ thiện có tên đầy đủ là Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng.

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 10

Đến nay, Quỹ đã hoạt động gần 10 năm và thực hiện được rất nhiều chương trình ý nghĩa với bệnh nhân ung thư nghèo. Một con số khiến chúng tôi cảm thấy rất tự hào là đã có đến 26.500 bệnh nhân ung thư được quỹ hỗ trợ về mặt kinh tế hoặc trao tặng quà. Bên cạnh chương trình Vì phụ nữ, vì ngày mai mà tôi đã đề cập, một hoạt động cũng rất thành công của quỹ chính là hỗ trợ thuốc cho bệnh nhân ung thư. Trước thực tế, điều trị ung thư rất tốn kém, kèm theo đó có nhiều loại thuốc mới để điều trị thì bảo hiểm cũng không chi trả, hoặc chỉ chi trả 50%, chúng tôi đã làm việc với các công ty để hỗ trợ thuốc mới cho các bệnh nhân.

Trong những năm gần đây, mỗi một năm, quỹ Ngày mai tươi sáng huy động được 50-100 tỷ đồng hỗ trợ bệnh nhân ung thư, đó là còn chưa kể đến rất nhiều thuốc điều trị cho các bệnh nhân ung thư nghèo.

Quỹ Ngày mai tươi sáng – Thắp sáng niềm tin cho bệnh nhân ung thư nghèo

Trong quá trình đồng hành cùng các chiến dịch hỗ trợ bệnh nhân ung thư nghèo, có câu chuyện nào để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc với bác sĩ?

Mỗi bệnh nhân ung thư được quỹ Ngày mai tươi sáng hỗ trợ đều được xét duyệt hồ sơ kỹ lưỡng. Vì đều là những trường hợp khó khăn, nên mỗi hoàn cảnh của bệnh nhân đều để lại trong tôi những cảm xúc và trăn trở. Nếu nói về bệnh nhân để lại nhiều ấn tượng nhất, tôi xin chia sẻ với bạn câu chuyện về một cô bé sinh viên đầy nghị lực, mà đến thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn đang đồng hành. Trường hợp mà tôi muốn nhắc đến là một cô bé ở Thái Nguyên, sinh ra trong hoàn cảnh bố mẹ đều mất sớm và phải ở với vợ chồng người bác nhưng quyết tâm vượt lên số phận của em là rất lớn, minh chứng rõ nhất chính là việc em đã thi đậu vào Trường đại học Y Thái Nguyên. Tuy nhiên, thật không may khi bước sang năm 2 đại học, cô bé được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Biết được câu chuyện của cô bé này, chúng tôi đã nhanh chóng xuống tận nơi để xem hoàn cảnh của em.

Đối với các bệnh nhân ung thư khác, việc đi học đã là thử thách, thì đối với hoàn cảnh của cô bé này lại càng khó khăn hơn khi chương trình học ở trường y với chương trình học rất nặng và kéo dài. Quỹ chúng tôi từ trước đến nay hỗ trợ theo hồ sơ tài trợ, mỗi bệnh nhân trung bình sẽ được 10 triệu đồng, nhưng với hoàn cảnh đặc biệt của em, chúng tôi đã trao đổi và xin ý kiến của ban lãnh đạo Quỹ để đi đến quyết định hỗ trợ cho em theo dạng học bổng từng tháng cho đến khi tốt nghiệp. Thậm chí, GS.TS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K cũng đề nghị chúng tôi tiếp tục hỗ trợ cho em nếu có mong muốn được học chuyên ngành về ung thư. Trường hợp của cô bé này được xem là rất mới, rất đặc biệt đối với quỹ Ngày mai tươi sáng, bởi cách hỗ trợ không chỉ dừng lại ở tài chính mà còn là sự hỗ trợ về mặt tinh thần và cả định hướng nghề nghiệp. Tôi hy vọng rằng, với nghị lực vốn có cùng sự hỗ trợ kịp thời này, cô bé sẽ luôn vững bước trong cuộc chiến chống lại ung thư, thành công trong học tập và trở thành một tấm gương, câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực sống cho các bệnh nhân ung thư khác.

Tiếp xúc nhiều với các bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn, bà có trăn trở gì về điều trị ung thư ở nước ta hiện nay không?

Hiện tại, số lượng bệnh nhân ung thư ở mức tương đối cao, chi phí điều trị thì đắt đỏ trong khi hầu hết bệnh nhân có điều kiện khó khăn.

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 11

Bên cạnh đó, việc bảo hiểm y tế ở ta hiện nay vẫn chưa chi trả cho các vấn đề về sàng lọc, chẩn đoán sớm bệnh ung thư cũng là một vấn đề mà tôi cũng đang rất trăn trở.

Thời gian qua, trên mạng xã hội cũng như trong cộng đồng xuất hiện thông tin Việt Nam ở top đầu ghi nhận số mắc mới ung thư trên thế giới, thực hư thông tin này như thế nào?

Tôi xin khẳng định thông tin này là hoàn toàn không chính xác. Cụ thể hơn, đây là cách diễn đạt sai và hiểu sai cách cách phân loại của tổ chức ghi nhận ung thư quốc tế. Cụ thể, từ báo cáo số liệu về tình hình ung thư của 185 quốc gia trên thế giới về tỉ lệ mắc mới và tỉ lệ tử vong do ung thư, tổ chức này đã chia các nước thành 4 nhóm với các tỉ lệ ung thư khác nhau, trong đó Việt Nam chúng ta nằm ở nhóm thứ 2, đây cũng chính là nguồn gốc của thông tin sai lệch: “Việt nam có tỉ lệ ung thư đứng thứ 2 thế giới”. Trên thực tế, khi tìm hiểu rõ số liệu này, về chỉ số tỉ lệ tử vong do ung thư, vị trí của Việt Nam là 56/185.

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 12
PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 13

Là lãnh đạo Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế của Bệnh viện K, bà đánh giá tình hình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực ung thư ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào?

Cũng như các nước trên thế giới, ung thư hiện nay có thể nói là một trong những căn bệnh mạn tính được chúng ta ưu tiên hàng đầu trong việc nghiên cứu. Với cái nhìn bao quát, các nghiên cứu về ung thư ở Việt Nam hiện nay là rất đa dạng, từ các nghiên cứu về ứng dụng sinh học phân tử như tìm marker trong chẩn đoán sớm, có ý nghĩa tiên lượng điều trị; nghiên cứu về lâm sàng như thử nghiệm các thuốc mới trong điều trị ung thư; cho đến các nghiên cứu dịch tễ học, những nghiên cứu được thực hiện tại cộng đồng, lấy ví dụ điển hình như: Làm thế nào để tăng số lượng người tham gia khám sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, hay trước thực tế Việt Nam hiện có hơn 300.000 người đang sống chung với ung thư, vậy làm thế nào để tăng cao chất lượng sống cho các bệnh nhân này?

Bệnh viện K của chúng tôi cũng đã triển khai rất nhiều đề tài nghiên cứu cấp bệnh viện, cấp Bộ Y tế & cấp Nhà nước.

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 15

Vậy lĩnh vực nghiên cứu hiện tại mà bà đang theo đuổi là gì, thưa bác sĩ?

Hiện tại, các công trình nghiên cứu của tôi tập trung vào 2 lĩnh vực: Thứ nhất là về dịch tễ học ung thư. Theo đó, vấn đề mà tôi đang quan tâm là Việt Nam có bao nhiêu ca mắc, bao nhiêu ca tử vong do ung thư; với từng loại ung thư sẽ gặp nhiều ở đối tượng nào… Các kết quả này sẽ là hỗ trợ đắc lực trong việc hoạch định chính sách, kế hoạch phòng chống ung thư của Việt Nam.

Vì chuyên ngành của tôi là tâm lý học nên mảng nghiên cứu thứ hai chính là về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bạn có thể thấy mỗi bệnh nhân khi điều trị ung thư thì không chỉ bệnh nhân lo lắng, mà kéo theo đó là cả gia đình và những người xung quanh. Nhiều khi, chính những stress do được chẩn đoán ung thư sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng điều trị. Vì vậy, mục tiêu hàng đầu mà tôi đặt ra trong những nghiên cứu của mình chính là làm sao để hỗ trợ bệnh nhân về mặt tâm lý, từ đó tăng cường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ung thư.

Vậy từ kiến thức chuyên môn cũng như đúc rút từ chính những nghiên cứu mà mình đã thực hiện, bà có lời khuyên gì cho bệnh nhân đã mắc ung thư, để họ vượt qua áp lực tâm lý?

Khi một người được chẩn đoán bệnh ung thư chắc chắn ai cũng sẽ lo lắng. Tuy nhiên, dù có lo lắng đến đâu thì chúng ta vẫn cần phải giữ được sự tỉnh táo, mà trước hết là phải biết chọn lọc các nguồn thông tin chính thống để tìm hiểu về bệnh tình của mình. Ngoài ra, có 3 điều sau mà bệnh nhân cần nhớ rõ:

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 16

- Thứ hai, nguồn thông tin mình tìm hiểu phải từ chính nơi mình điều trị, từ chính bác sĩ. Với nguồn thông tin chính thống mình mới có thể giảm bớt đi sự lo âu.

- Thứ ba, phải vượt qua sự ngại ngùng, sợ sẻ chia với cán bộ y tế. Cụ thể, khi có bất kỳ vấn đề nào mà mình muốn biết liên quan đến chẩn đoán điều trị, hãy đặt câu hỏi trực tiếp cho các cán bộ y tế. Thậm chí, nếu là gặp khó khăn về kinh tế, hãy mạnh dạn hỏi xem tổ chức nào có thể hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư. Trong thực tế công việc, tôi cũng nhận thấy rất nhiều bệnh nhân mắc mới ung thư muốn được chia sẻ thông tin với những người trước đây đã được điều trị rồi và ngược lại. Nắm bắt nhu cầu này, chúng tôi đã mở ra những khoá tập huấn cho những người bệnh đã trải qua giai đoạn khó khăn do ung thư về cách để chia sẻ thông tin với những người mới chẩn đoán mắc ung thư.

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 17

Song hành với nghiên cứu thì việc cập nhật và ứng dụng các công nghệ mới trong điều trị ung thư ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào, thưa bác sĩ?

Hiện nay trong thực tế điều trị ung thư ở Việt Nam đã cập nhật và ứng dụng nhiều kỹ thuật mà các quốc gia tiên tiến trên thế giới đang sử dụng. Lấy ví dụ điển hình ở Bệnh viện K chúng tôi, gần đây đã áp dụng các kỹ thuật mới về xạ trị, phẫu thuật, đặc biệt năm vừa qua, Bệnh viện đã triển khai phẫu thuật bằng robot Davinci thế hệ Xi, đây là thế hệ đỉnh cao nhất được áp dụng trong điều trị ngoại khoa nói chung và đặc biệt là điều trị ung thư. Trong tương lai gần, Bệnh viện dự kiến triển khai ứng dụng xạ trị Proton cho bệnh nhân… Những ví dụ vừa được đề cập đều là những kỹ thuật mới được tăng cường, để hướng đến mục đích làm thế nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ung thư ở Việt Nam.

Cuộc chiến với ung thư là cuộc chiến không biên giới, vậy tại Bệnh viện K, tuyến đầu trong phòng, chống ung thư của cả nước đã có sự hợp tác như thế nào với các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến này, thưa bà?

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 19

Trước hết phải kể đến sự hợp tác giữa Bệnh viện K và Cộng hòa Pháp, minh chứng rõ nhất là hiện có rất nhiều các bác sĩ Bệnh viện được đào tạo tại Pháp, và khi trở về đội ngũ cán bộ này đã phát huy rất tốt những tinh túy mình học được tại nước bạn, để phục vụ cho bệnh nhân ung thư nước nhà. Cũng phải kể đến sự hợp tác chặt chẽ giữa Bệnh viện K và Bệnh viện Curie (Pháp) – Bệnh viện rất uy tín trong lĩnh vực điều trị ung thư tại châu Âu, với việc thường xuyên có trao đổi về mặt chuyên môn cũng như hội chẩn.

Một ví dụ thứ hai là chúng tôi hợp tác rất nhiều với các chuyên gia Nhật Bản. Nhật Bản là một quốc gia rất phát triển về nền y tế, đặc biệt là điều trị ung thư. Đáng chú ý, trong những năm vừa rồi Nhật Bản đã phát triển đỉnh cao về phát hiện sớm và nội soi ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa. Trên khuôn khổ hợp tác, các chuyên gia người Nhật đã sang trực tiếp Bệnh viện K và cầm tay chỉ việc cho chúng tôi trong lĩnh vực nội soi. Các bác sĩ của chúng ta sau hướng dẫn của chuyên gia người Nhật đã áp dụng điều trị trên số lượng bệnh nhân rất lớn và rất thành công.

Về mảng nghiên cứu, chúng tôi đang tập trung hợp tác với Đại học Vanderbilt (Hoa Kỳ) để tìm ra các yếu tố nguy cơ của ung thư cũng như phát triển các phương hướng mới trong dự phòng ung thư.

Trên đây là 3 dự án hợp tác quốc tế điển hình trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư mà chúng tôi đã và đang rất thành công.

Hợp tác giữa Bệnh viện K và các quốc gia trên thế giới

Như một lời kết và lời chào tạm biệt với độc giả, bà có thể chia sẻ những nguyên tắc mà mọi người cần nắm để căn bệnh ung thư tránh xa?

Hơn tất thảy, duy trì một lối sống lành mạnh, nói không với các yếu tố nguy cơ chính là các phòng ung thư hữu hiệu nhất. Hãy nói không với thuốc lá, rượu bia; ăn uống lành mạnh; thường xuyên tập thể dục thể thao; giữ một tinh thần thật lạc quan. Cùng với đó, một số loại vắc xin cũng có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư, ví dụ như với ung thư gan là tiêm phòng vắc xin viêm gan B; với ung ung thư cổ tử cung có thể tiêm phòng HPV. Bên cạnh lối sống lành mạnh, chủng ngừa đầy đủ thì một việc không kém phần quan trọng chính là khám sức khỏe định kì để sàng lọc sớm ung thư.

- Xin cảm ơn PGS TS Trần Thanh Hương. Nhân ngày 8/3 kính chúc GS nhiều sức khỏe, tiếp tục đạt được nhiều thành công hơn nữa trong nghiên cứu, đem thêm niềm vui cho tới những bệnh nhân ung thư, đặc biệt là phụ nữ!

PGS Trần Thanh Hương - Người mang niềm vui tới hàng vạn bệnh nhân ung thư - 20

Bài viết Minh Nhật

Ảnh: Đức Anh

Video: Phạm Tiến

Thiết kế: Khương Hiền