(Dân trí) - Lễ hội áo dài TPHCM lần 7 năm 2020 với chủ đề ‘Tôi yêu áo dài Việt Nam’ chính thức khai mạc tại Bảo tàng lịch sử TPHCM trong cơn mưa tầm tã.
Khai mạc Lễ hội Áo dài TPHCM 2020
Tối 11/10, Lễ hội áo dài TPHCM lần 7 năm 2020 với chủ đề ‘Tôi yêu áo dài Việt Nam’ chính thức khai mạc tại Bảo tàng lịch sử TPHCM trong cơn mưa tầm tã. Khán giả đã được ngắm nhìn các địa điểm TP được trang trí lên tà áo dài.
Lễ hội áo dài TPHCM lần thứ 7 là sự kiện mở đầu cho chuỗi sự kiện trong chiến dịch "TP.HCM xin chào - Hello Ho Chi Minh City" do ngành du lịch TP.HCM triển khai, nhằm kích cầu du lịch sau thời gian dài đình trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Thay vì được tổ chức vào tháng 3 hằng năm, Lễ hội áo dài năm nay diễn ra vào tháng 10 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh chiếc áo dài truyền thống, là điểm hẹn cho những ai yêu quý chiếc áo dài.Rất đông các tà áo dài đến dữ lễ khai mạc mặc dù trời đổ mưa to. Nhiều chị em háo hức các hoạt động của lễ hội áo dài vì chờ đợi từ tháng 3
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM phát biểu khai mạc
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh: "Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, áo dài đã tiếp biến không ngừng nhưng luôn giữ được vẻ đẹp truyền thống, nét đẹp rất Việt Nam.
Bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống của tà áo dài là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời từng bước lan tỏa nét đẹp của áo dài, trở thành xu hướng thời trang chủ đạo của đông đảo người dân Việt Nam".
"Tôi hy vọng sau lễ hội, áo dài sẽ tiếp tục trở thành cảm hứng bất tận trong văn học nghệ thuật và trở thành trang phục được lựa chọn thường xuyên của người dân TPHCM và du khách quốc tế khi đến với Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy và quảng bá tinh hoa văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế", ông Nguyễn Thành Phong chia sẻ.
Năm nay, có 14 nhà thiết kế như Nguyễn Tuấn, Việt Hùng, Võ Việt Chung, Việt Hùng, Ella Phan, Tuấn Hải, Nhật Dũng, Đỗ Trịnh Hoài Nam, Tạ Linh Nhân, Liên Hương, Ngô Nhật Huy, Vũ Thảo Giang… mang đến 500 mẫu thiết kế áo dài mới.Đêm khai mạc xuất hiện cơn mưa khá nặng hạt Những mẫu thiết kế này đậm chất truyền thống nhưng rất hiện đại, có tính ứng dụng cao, được trình diễn bởi các nghệ sĩ và người mẫu chuyên nghiệp, mang đến một không gian đầy màu sắc và không khí hứng khởi cho đêm khai mạc.Đặc biệt có cả hình ảnh phố đi bộ Bùi Viện được trang trí lên áo dài khá thu hútBộ sưu tập Tôi yêu áo dài do các bé thiếu nhi trình diễn thu hút mọi ánh nhìnPhố đi bộ Nguyễn Huệ khắc hoạ lên áo dài của một sinh viên Lào đang học tập tại TPHCM tham gia trình diễnNền nã chợ Bến ThànhHội trường Thống Nhất, Thủ Thiêm… khác lạ khi trở thành điểm nhấn trên bộ áo dài
15 bộ sưu tập trình diễn trong đêm khai mạc được thể hiện theo 3 chủ đề chính gồm: Tinh hoa đất Việt, Hành trình di sản và Sắc màu hội tụ.
Phần biểu diễn của ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, Tùng Lâm, Duyên Quỳnh, Trương Diễm, Triệu Long qua ca khúc Cùng nhau ta thắp sáng cùng nhóm người mẫu trong bộ sưu tập áo dài Long Phi Phụng Vũ của nhà thiết kế Nguyễn Tuấn đã mở màn cho đêm trình diễn áo dài. Nhiều bộ sưu tập áo dài để lại ấn tượng cho khán giả như bộ sưu tập Lãnh Mỹ A - Báu vật nghìn năm của nhà thiết kế Võ Việt Chung. Có lẽ bộ sư tập Báu vật nghìn năm tạo nhiều cảm xúc nhất vì nó được làm từ chất liệu thủ công gần như “thất truyền”- Lãnh Mỹ AKhán giả bất ngờ với vải lãnh đen tuyền phối với màu hồng có thể sang trọng và quý phái đến như thế nàyBộ sưu tập Hoàng bào đất Việt của nhà thiết kế Tuấn Hải lấy ý tưởng từ cánh chim lạc trên trống đồng Lạc Việt. Nhà thiết kế đã khéo léo mang nét oai nghiêm của Lạc Hầu, Lạc Tướng lồng vào tà áo mềm mại.
Hình ảnh Lạc Long Quân – Âu Cơ xuất hiện trong tà áo dài hiện đại
Ca sĩ Vân Khánh có tà áo dài lớn nhất đêm khai mạc Nhiều hoạt động thú vị diễn ra sau đêm khai mạc như: Chuỗi hoạt động truyền cảm hứng về áo dài tại các điểm đến du lịch nổi tiếng; cuộc thi sản xuất video trực tuyến Tôi yêu áo dài Việt Nam với kỳ vọng 10.000 video được thực hiện khắp Việt Nam và bạn bè thế giới; cuộc thi hát ru với chủ đề Đất nước lời ru; hội thảo chuyên đề Áo dài di sản văn hóa… Các hoạt động diễn ra đến ngày 20/11.Bà Võ Thị Ngọc Thuý, Phó giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết, sau đêm khai mạc, chuỗi hoạt động truyền cảm hứng về Áo dài mang tính tương tác cao với cộng đồng sẽ liên tục diễn ra tại các điểm du lịch như Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bưu điện thành phố, các trường Trung học phổ thông, khu công nghiệp.Đặc biệt, qua sáu năm, đây là năm đầu tiên lễ hội tổ chức trực tuyến kết hợp sự kiện qua cuộc thi “Tôi yêu Áo dài Việt Nam”. Với ứng dụng công nghệ cá nhân hoá, những người yêu áo dài trên toàn thế giới có thể tự sản xuất video clip của riêng mình dựa trên những video mẫu có sẵn để quảng bá, giới thiệu nét đẹp của tà áo dài và văn hóa áo dài. Trong ảnh, ông Onslo Carrington, một người Mỹ đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam, người góp công lớn cho giải marathone Sunrise TPHCM rất ấn tượng với tà áo dài, ông rất quan tâm đến sự kiện này của thành phố.Bên cạnh đó là hoạt động hưởng ứng của các Bảo tàng chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng áo dài, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ giảm giá vé cho du khách cũng như công chúng thành phố mặc dài đến tham quan, tổ chức khu triễn lãm áo dài theo chủ đề… Cả thành phố cùng chung tay phát động phong trào mặc áo dài, góp phần tô vinh văn hoá Việt, nâng tầm tà áo dài vươn xa và bay cao hơn nữa