PhotoStory

Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022

Thực hiện: Huỳnh Phương

(Dân trí) - Sau một năm gián đoạn do dịch Covid-19, các đội ghe Ngo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tập hợp thanh niên tập luyện hàng ngày, với sự quyết tâm và niềm tin hướng về Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ V, khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022 - 1

Đua ghe Ngo là một trong những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ. Cuộc đua luôn thu hút hàng ngàn người tham dự vào dịp lễ hội Oóc Om Bóc (rằm tháng 10 âm lịch hàng năm).

Những ngày đầu tháng 10, các đội ghe Ngo ở các phum sóc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã tập hợp nhiều thanh niên trai tráng tập luyện hàng ngày. Trong ảnh, đội ghe chùa Bưng Kok (Bưng Cóc), xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng tập luyện trên giàn nước.

Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022 - 2

Các thành viên đội ghe chùa Bưng Cóc hăng say các bài tập khởi động trước khi xuống giàn tập trên hồ nước sau chùa.  

Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022 - 3

"Đội chúng tôi cố gắng tập luyện, ai cũng hy vọng đạt thành tích cao tại giải đua năm nay sau một năm gián đoạn do Covid-19", Hoàng Anh, thành viên đội ghe chùa Bưng Cóc nói.

Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022 - 4

Hoàng Em (áo xanh số 17) và Trí Khang (áo cam) cùng đồng đội tại chùa Bưng Cóc tập luyện trong không khí vui tươi.

Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022 - 5

Hoàng Anh (áo vàng) cùng "bạn ghe" tại chùa Bưng Cóc thực hiện một bài tập khởi động trước khi xuống giàn nước.

Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022 - 6

Tương tự, đội ghe chùa Chrôi Tưm Chắs (còn gọi chùa Trà Tim cũ, phường 10, thành phố Sóc Trăng) khẩn trương tập khởi động vào mỗi buổi chiều. Thông thường, các thanh niên sống tại khu dân cư người Khmer gần chùa đều đăng ký tập luyện trước ngày hội đua ghe Ngo truyền thống. Họ làm các nhiều nghề khác nhau nhưng tập trung về chùa vào đúng 5 giờ chiều để tập luyện.

Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022 - 7

Đội ghe chùa Trà Tim cũ tập luyện trên cạn khi trời bắt đầu nhá nhem tối.

Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022 - 8

Trên sông Maspero, hai đội ghe chùa Kh'Leang và chùa Trà Tim cũ gặp nhau trong lúc tập luyện và tranh tài đua thử trong sự cổ vũ của khán giả trên bờ.

Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022 - 9
Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022 - 10

Trẻ em người Khmer háo hức tập trung vào mỗi buổi chiều để xem các đội ghe tập luyện.

Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022 - 11

Đội ghe chùa Trà Tim cũ (phường 10, thành phố Sóc Trăng) đùa vui trong lúc tập luyện trên sông Maspero. Theo truyền thống, sau khi tập trung, tập luyện trên giàn nước trong chùa, đội sẽ làm lễ hạ thủy để tập luyện chính thức trên sông.

Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022 - 12

Anh Dương Văn Hiền (áo cam) thành viên đội ghe Ngo chùa Trà Tim cũ chú tâm tập luyện trên giàn nước.

Đồng bào Khmer Nam bộ ngày đêm tập luyện cho giải đua ghe Ngo 2022 - 13

Khán giả cổ cũ cho hai đội ghe chùa Kh'Leang và chùa Trà Tim cũ khi tham gia tập luyện trên sông Maspero.

Đua ghe Ngo là một lễ hội của người Khmer được lưu truyền từ nhiều thế kỷ qua, đã trở thành phong tục của người dân xứ Ba Sắc từ năm 1528 và được duy trì, phát triển cho đến ngày nay.

Lễ hội đua ghe Ngo của người Khmer hàm chứa mục đích và ý nghĩa quan trọng đó là thể hiện tình cảm và lòng biết ơn đối với sông ngòi đã bù đắp phù sa mang đến nhiều nguồn lợi dồi dào cho sự sống của con người.

Thể hiện niềm vui, phấn khởi của con người, bày tỏ lòng biết ơn đối với thiên nhiên đã tạo nên mưa thuận gió hòa, có được mùa màng tốt tươi trong năm. Tạ ơn các vị thần có thế lực quyền năng, các linh hồn ông bà tổ tiên đã giúp đỡ, che chở, phù hộ, bảo vệ mùa màng. Tạo nên tính gắn kết cộng đồng, mối thân tình, đoàn kết giữa con người với con người.

Ngày 24/4 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhận "Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer" là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.