DMagazine

Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội

(Dân trí) - Đúng dịp này một năm trước, Hà Nội xảy ra cuộc khủng hoảng nước sạch, cuốn theo cả trăm nghìn người vào vòng xoáy đảo lộn cuộc sống...

Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội

Đúng dịp này một năm trước, Hà Nội xảy ra cuộc khủng hoảng nước sạch, cuốn theo cả trăm nghìn người vào vòng xoáy đảo lộn cuộc sống. Từ sự cố đó, nhiều người phát hiện lỗ hổng trong khâu quản lý nguồn nước sạch, gây mất an toàn an ninh nguồn nước.

Hiện tượng nước sạch sông Đà có mùi hắc như dầu cháy xuất hiện từ ngày 10/10/2019 ở nhiều quận như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm...  

Ngày 14/10/2019, Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) báo cáo Sở Xây dựng Hà Nội về việc xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (Hòa Bình). Sau đó, dầu lan vào kênh dẫn của Nhà máy nước sạch sông Đà. Sự việc được một số cán bộ công ty phát hiện từ sáng 9/10, nhưng không có báo cáo nào với cơ quan chức năng; không ngăn chặn ô nhiễm.

Sự việc khiến hàng chục nghìn hộ dân tại Hà Nội lâm vào chao đảo, vật lộn với việc khan hiếm nước sạch.

Sau 1 năm, phóng viên báo Dân Trí đã quay trở lại nhà máy nước sạch Sông Đà để xem những vấn đề đó đã khắc phục ra sao? 

Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội

Tại suối Bằng, ngoài những chiếc camera mới được lắp đặt thì vẫn chưa có biện pháp nào đủ để đảm bảo an toàn cho nguồn nước.

Người dân địa phương cho biết, ngoài suối Bằng còn có rất nhiều con suối tương tự chảy về hồ Đầm Bài – nơi sơ lắng, chứa nước đầu vào của nhà máy nước sạch Sông Đà và nhiều hộ dân đang sinh sống, canh tác và chăn nuôi xung quanh khu vực.

Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội - 1

Một số camera an ninh mới được lắp đặt và nhiều biển báo nhem nhuốc, tẩy xóa.

Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội - 2
Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội - 3

Suối Bằng, nơi dầu thải từ trên núi chảy qua một năm về trước.

Hồ Đầm Bài vốn được sử dụng cho mục đích phục vụ thủy lợi, tưới tiêu của khu vực này. Tuy nhiên, khi nhà máy nước sạch sông Đà xây dựng đã dùng luôn khuôn viên hồ để làm nơi chứa nước trung chuyển, sơ lắng để phục vụ nhà máy. Nước từ sông Đà theo kênh dẫn dài 3,3km vào khu trạm bơm, bơm nước sông vào hồ Đầm Bài.

Nước được lắng tự nhiên trong hồ, sau đó qua kênh dẫn hở dài 450m vào cửa thu của nhà máy. Nước sau đó trải qua quy trình xử lý rồi đưa về cho hàng trăm nghìn hộ dân Hà Nội.

Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội - 4
Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội - 5
Nước từ sông Đà theo kênh dẫn dài 3,3km vào khu trạm bơm, bơm nước sông vào hồ Đầm Bài. Nước được lắng tự nhiên trong hồ, sau đó qua kênh dẫn hở dài 450m vào cửa thu của nhà máy. Nước sau đó được xử lý rồi bơm về cho hàng trăm nghìn hộ dân Hà Nội.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình, ngay sau sự cố dầu thải, tỉnh Hòa Bình đã yêu cầu Viwasupco phải xây dựng kênh kín dẫn nước từ sông Đà về nhà máy; đồng thời không tiếp tục sử dụng hồ Đầm Bài làm hồ sơ lắng, trung chuyển mà phải xây dựng một hồ chứa nước độc lập, tách biệt với các sông suối xung quanh và hồ Đầm Bài. 

Bà Trần Tố Chinh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hòa Bình cho biết: "Hồ Đầm Bài có diện tích là 69 ha, đồng thời lưu vực xung quanh hồ có rất nhiều sông suối nguồn sinh thủy. Và trên thực tế, hiện trạng bà con dân cư sinh sống ở trong khu vực này rất lớn, từ nhiều đời nay. Do vậy, việc tiếp tục dùng hồ Đầm Bài làm hồ chứa nước hồ sơ lắng phục vụ cho nhà máy nước sạch rất khó kiểm soát về an ninh, an toàn nguồn nước”.

Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội - 6
Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội - 7
Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội - 8
Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội - 9
Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội - 10

Mặc dù đã có biển cấm chăn thả gia súc nhưng những cây cầu bắc qua kênh vẫn chất đống chất thải gia súc.

Dọc hệ thống kênh dẫn nước thô từ sông Đà vào khu vực trạm bơm của nhà máy dài 3,3km hoàn toàn là kênh hở, không có biện pháp rào chắn nào. Hàng chục con trâu ngâm mình dưới dòng nước của kênh trong khi xung quanh dày đặc camera và hệ thống biển báo cấm.

Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội - 11
Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội - 12
Đàn trâu nhởn nhơ rũ chất thải trên kênh dẫn vào nguồn nước sạch Hà Nội - 13

"Mấy xóm trong khu vực này có hàng trăm con trâu. Đây là bãi tắm trâu duy nhất của người dân nên bất kể trưa, chiều đều có trâu xuống đằm. Mỗi lần trâu xuống nước kiểu gì chả để lại một ít chất thải... Cỡ một năm gần đây chả thấy ai nói gì nên tôi cứ chăn thả bình thường thôi. Không tắm trâu ở đây thì tắm chỗ nào. Nơi đây mà cấm thì chắc thôi thả trâu, buộc nhà”, một người dân xã Hợp Hành, Hoà Bình chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) cho biết: Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn- Hà Nội - Hà Đông được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và hồ Đầm Bài là hồ trung chuyển nước thô, sơ lắng thuộc sơ đồ công nghệ của dự án.

Theo dự án được phê duyệt, hồ Đầm Bài đã được tính toán để sử dụng trong suốt vòng đời dự án (50 năm), công nghệ của nhà máy đã được thiết kế, tính toán để xử lý được với trường hợp nguồn nước của hồ, kênh dẫn nước bị ô nhiễm bởi các yếu tố thông thường tương tự như các sông, suối, ao hồ khác. Cụ thể như: ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của người, động vật, gia súc, gia cầm, bùn đất do mưa lũ làm tăng độ đục của nước thô trong hồ... 

Trước tình hình đô thị hóa ngày càng gia tăng trong khu vực, cùng với yêu cầu của UBND tỉnh Hòa Bình tại Quyết định số 2453/QĐ-UBND ngày 5/11/2019, đơn vị này đã phối hợp cùng đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế... và thống nhất được quy mô, giải pháp công trình tối ưu cho phương án tuyến ống nước thô kín đi ven hồ Đầm Bài từ Trạm bơm sông đến khu kênh thu nước của Trạm bơm hồ (không sử dụng hồ Đầm Bài). 

Tháng 5/2020, đơn vị này đã có báo cáo cuối cùng gửi UBND tỉnh Hòa Bình. Tháng 8/2020, phương án tuyến ống dẫn nước thô đi ven hồ Đầm Bài đã được Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình chấp thuận. Ngày 1/10, UBND tỉnh Hòa Bình đã có văn bản số 2359/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định số 2453/QĐ-UBND.

Theo đó, đối với đoạn kênh hở dẫn nước từ sông Đà về hồ Đầm Bài dài khoảng 3,3 km để hở như hiện trạng công ty này sẽ xây dựng tường rào kín bảo vệ 2 bờ kênh, ngăn nước bên ngoài chảy vào kênh (không sử dụng hồ Đầm Bài) dài 3,3 km; xây dựng đoạn ống kín đi qua hồ Đầm Bài dài khoảng 2,57 km đến trạm bơm.