PhotoStory

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM hoang vắng sau hơn 20 năm xây dựng

Thực hiện: Khoa Nguyễn

(Dân trí) - Đại công trình Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM được xem là một trong những công trình làm thay đổi bộ mặt thành phố nhưng hơn 20 năm vẫn chưa hoàn thành, gần như không bóng người qua lại.

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM hoang vắng sau hơn 20 năm xây dựng - 1

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM, tọa lạc tại phường Long Bình, TP Thủ Đức, với diện tích hơn 400ha, được xây dựng trên ngọn đồi cao nhất của TPHCM. Dự án này khởi động từ năm 1992 nhưng sau hơn 20 năm, vẫn chưa hoàn thiện theo quy hoạch ban đầu.

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM hoang vắng sau hơn 20 năm xây dựng - 2

Hiện tại, công viên chỉ hoàn thành Đền tưởng niệm các vua Hùng (khánh thành năm 2009) và đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (khởi công năm 2015). Các công trình phụ trợ như cổng, đường, ao hồ, đèn chiếu sáng đã được xây dựng, nhưng nhiều hạng mục quan trọng vẫn chỉ nằm trên giấy.

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM hoang vắng sau hơn 20 năm xây dựng - 3

Đường từ cổng chính vào khu tưởng niệm các vua Hùng chỉ được trải nhựa một đoạn ngắn, phần còn lại là đá lởm chởm. 

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM hoang vắng sau hơn 20 năm xây dựng - 4

Bên trong công viên, nhiều tuyến đường chằng chịt, có đoạn trải nhựa, có đoạn chỉ là đá và cát. Dù là ban ngày, công viên vẫn vắng bóng người qua lại.

Ông Minh Khánh, một người dân địa phương, cho biết: "Đi qua đây thường xuyên nhưng tôi chưa bao giờ tham quan công viên. Tôi thường đi từ Xa Lộ Hà Nội vào lối cổng chính của công viên, sau đó rẽ vào hẻm nhà mình vì tiện và nhanh hơn".

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM hoang vắng sau hơn 20 năm xây dựng - 5

Ngay bên cạnh đền tưởng niệm các vua Hùng là một nghĩa trang vẫn chưa được di dời.

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM hoang vắng sau hơn 20 năm xây dựng - 6

Bãi đỗ xe rộng lớn, được thiết kế để phục vụ du khách, hiện không có bóng người hay xe nào qua lại. Chỉ có một số tài xế xe khách tận dụng làm nơi nghỉ trưa.

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM hoang vắng sau hơn 20 năm xây dựng - 7

Theo quy hoạch ban đầu, công viên có 4 khu vực chức năng theo từng thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm, chỉ có khu tưởng niệm các vua Hùng được hoàn thành. Các hạng mục khác vẫn chưa được triển khai.

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM hoang vắng sau hơn 20 năm xây dựng - 8

Các khu vực khác như khu lịch sử Trung đại, khu Cận - hiện đại, khu sinh hoạt văn hóa vẫn chỉ là những bãi đất trống, cây cối um tùm.

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM hoang vắng sau hơn 20 năm xây dựng - 9

Sân vận động gần khu tưởng niệm vua Hùng, từng là sân chọi trâu đầu tiên ở Nam Bộ, giờ đây cũng vắng lặng, không có hoạt động thể thao nào diễn ra.

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM hoang vắng sau hơn 20 năm xây dựng - 10

Đường nội bộ Hàng Tre trong công viên cũng vắng bóng người qua lại, chỉ có những hàng cây rậm rạp và bãi tập kết rác.

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM hoang vắng sau hơn 20 năm xây dựng - 11

Ông Huy Lâm, một người dân địa phương, chia sẻ: "Dù đi qua đây vào ban ngày nhưng tôi vẫn thấy lạnh sống lưng. Còn vào ban đêm, tôi không dám đi vào đây vì sợ cướp giật".

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM hoang vắng sau hơn 20 năm xây dựng - 12

Mới đây, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM đã mời các đơn vị tư vấn thiết kế tham gia cuộc thi tuyển quốc tế "Ý tưởng quy hoạch Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc". Kết quả cuộc thi sẽ là cơ sở để UBND TPHCM điều chỉnh quy hoạch công viên, phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố.