DMagazine

Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội!

(Dân trí) - Dù Việt Nam đã có quy chuẩn quốc gia về xây dựng đảm bảo cho người khuyết tật (NKT) tiếp cận từ rất sớm nhưng các công trình tuân thủ quy chuẩn này (kể cả tại thành phố lớn) lại rất ít ỏi.

Dù Việt Nam đã có quy chuẩn quốc gia về xây dựng đảm bảo cho người khuyết tật (NKT) tiếp cận từ rất sớm nhưng các công trình tuân thủ quy chuẩn này (kể cả tại thành phố lớn) lại rất ít ỏi.

Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 1

Để ra đường là 1 sự nỗ lực rất lớn của NKT

Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 2

Nơi đó có chỗ đậu xe 3 bánh không? Tòa nhà đó có dốc lăn cho xe lăn lên không? Có thang máy không? Thang máy đủ rộng để xe lăn vào không?... Đó là hàng loạt câu hỏi mà người khuyết tật chân thường hay hỏi khi được rủ rê, mời mọc đến 1 nơi mà họ chưa từng đến. Điều đó là rất bình thường ở TPHCM, thành phố mà có hơn 1 triệu căn nhà nhưng số công trình mà NKT có thể tiếp cận thì vô cùng ít ỏi.

Theo tiến sĩ Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm Khuyết tật và phát triển (DRD), Phó chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam, hiện các công trình xây dựng, giao thông… tại Việt Nam (kể cả các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM) còn rất “xa cách” với NKT vì nó không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cho NKT tiếp cận.

Bà nêu nhiều ví dụ như bậc tam cấp vào các tòa nhà quá cao, chưa có lối đi dành riêng cho NKT, không có thềm cho xe lăn NKT đi lên vỉa hè, trên vỉa hè không có gờ dẫn hướng cho người khiếm thị… Đặc biệt là ngay cả các công trình công cộng như công sở, công viên, nhà hát… cũng không đảm bảo các quy chuẩn này khiến NKT không thể đến tham gia các hoạt động tại đây, làm NKT khó hòa nhập cộng đồng.

Những bậc thềm, tam cấp đã "từ chối" NKT đến đây:

Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 3
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 4
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 5
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 6

Để minh chứng cho điều này, tiến sĩ Võ Thị Hoàng Yến chia sẻ kết quả khảo sát của DRD về khả năng NKT có thể tiếp cận các công trình xây dựng tại các quận trung tâm của TPHCM. Bà cho biết: “Trong 1 năm, hơn 50 tình nguyện viên của DRD đã khảo sát 1.800 công trình công cộng (bệnh viện, truờng học, nhà hàng,…) trên địa bàn TPHCM, kết quả là chỉ có 78 công trình xây dựng đúng quy chuẩn, có thể tiếp cận cho NKT”.

Bà Hoàng Yến chia sẻ về câu chuyện 1 nữ sinh khuyết tật trong suốt 16 năm đến trường đều phải nhịn đi vệ sinh... vì không thể đi. Bởi cánh cửa phòng vệ sinh ở trường học quá nhỏ, xe lăn của chị không thể chạy vào. Nếu muốn đi, nữ sinh này buộc lòng phải nhờ ai đó bế vào nhà vệ sinh nhưng đó là điều không ai muốn. Bà Yến cho rằng: “Những bậc tam quá cao, những cánh cửa nhà vệ sinh quá hẹp… đã “từ chối” NKT ngay từ cửa vào!”.

Ông Nguyễn Văn Cử, Phó giám đốc DRD, cho biết: “Đối với bạn, việc đi đến một địa điểm công cộng nào đó thật đơn giản, nhưng đối với chúng tôi là cả một quá trình. Chúng tôi cần những địa điểm tiếp cận, có đuờng dốc cho xe lăn, nhà vệ sinh có tay vịn, bồn rửa thấp...”.

Những công trình hiếm hoi tại TPHCM mà NKT có thể tiếp cận như Dinh Độc Lập, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, những tòa nhà hạng sang ở trung tâm:

Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 7
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 8
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 9

Một công trình xây dựng đạt chuẩn cho người khuyết tật tiếp cận

Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 10

Tỉ lệ công trình đạt chuẩn cho NKT tiếp cận quá ít dẫn đến việc NKT ngại ra đường, đến các địa điểm công cộng vì họ không biết mình có thể sinh hoạt thuận lợi tại nơi đó hay không. Theo tiến sĩ Hoàng Yến, việc này sẽ hạn chế khả năng hòa nhập xã hội và phát triển bản thân của NKT. Do đó, DRD đã tập hợp các địa điểm đạt chuẩn cho NKT vào 1 tài liệu tạm gọi là bản đồ tiếp cận cho NKT nhằm giúp NKT biết được địa điểm công cộng nào họ có thể đến được 1 cách thuận lợi, thêm tự tin để bước ra đường, hòa nhập xã hội.

Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 11
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 12

NKT có thể tự tin thể hiện khả năng của mình trước hàng nghìn người, nhưng điều quan trọng là đường đi lên sân khấu lại quá khó khăn

Sau đó, DRD tiếp tục số hóa tài liệu này thành bản đồ điện tử. Được sự tài trợ của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP), Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và hỗ trợ kỹ thuật ban đầu của Đại học Hoa Sen, DRD phát triển bản đồ điện tử này thành app (ứng dụng) D.Map (Disability Map) sử dụng trên điện thoại di động để có thể cập nhật thông tin các điểm đến mới được thuận tiện hơn.

Nhờ vào sự trợ giúp của mạng lưới tình nguyện viên trong gần 10 năm qua, đến nay D.Map đã có 1.400 địa điểm công cộng đạt chuẩn (tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM và một số tỉnh thành khác) cho NKT tiếp cận được cập nhật trên D.Map. Ứng dụng này được xây dựng trên nền tảng iOS và Android của điện thoại thông minh cùng phiên bản web với mong muốn trở thành một kênh thông tin hữu ích cho NKT.

Cộng đồng chung tay mở rộng bản đồ tiếp cận cho NKT:

Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 13
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 14
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 15
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 16
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 17
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 18
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 19

Khi sử dụng D.Map, NKT có thể tìm kiếm các địa điểm công cộng (công viên, công sở, văn phòng, quán xá…) được xây dựng có hạng mục tiếp cận, thuận tiện cho họ sử dụng. Tại mỗi địa điểm, họ có thể biết được các thông số về lối vào, cửa, hành lang, thang máy và nhà vệ sinh… có đạt chuẩn hay không.

Phát biểu tại chương trình giới thiệu D.Map tại TPHCM vào tối ngày 11/4, tiến sĩ Võ Thị Hoàng Yến, cho rằng: “Mặc dù nhà nước đã ký và phê duyệt công ước Liên hiệp quốc về quyền của NKT, ban hành luật Người khuyết tật Việt Nam và bộ quy chuẩn xây dựng quốc gia đảm bảo NKT tiếp cận năm 2014, tuy nhiên, NKT vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi đến các địa điểm công cộng”.

Theo bà, nếu đầu tư xây dựng các công trình có tính đến nhu cầu của NKT sẽ giúp họ hoà nhập và đóng góp vào sự phát triển xã hội một cách dễ dàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hạ tầng đô thị chưa đáp ứng thì ứng dụng D.Map ra đời như là một giải pháp góp phần xoá bỏ rào cản với NKT, giúp họ biết nơi nào họ có thể đến, không còn ngại ra đường như hiện nay.

Bà Hoàng Yến cho rằng: “Những thông tin này đặc biệt quan trọng với NKT, người già, NKT tạm thời vì tai nạn… khi họ có kế hoạch di chuyển. DRD xây dựng ứng dụng này với mong muốn NKT sẽ dần ra ngoài nhiều hơn và từ đó đóng góp vào xã hội, tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn”.

Khi đóng vai làm NKT, mọi người đều hoảng hốt khi gặp các trở ngại trên đường dù có người trợ giúp. Vậy làm sao NKT có thể ra đường 1 mình?

Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 20
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 21
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 22
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 23
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 24
Một công trình được cải tảo đơn giản là NKT đã có thể tiếp cận
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 25

Trong buổi giới thiệu D.Map, DRD cũng phát động chương trình kêu gọi cả xã hội đồng hành, chung tay bổ sung tư liệu cho D.Map. Bởi theo tiến sĩ Võ Thị Hoàng Yến, 1.400 công trình có thể tiếp cận trên cả nước mà D.Map hiện có là quá ít ỏi với con số gần 7 triệu NKT trong cả nước. Ngoài ra, nhiều đối tượng khác như người bất ngờ bị tai nạn phải đi xe lăn, bà bầu, xe đẩy trẻ em, người già… cũng cần các công trình đạt chuẩn mới thuận tiện sinh hoạt. Do đó, tiến sĩ Hoàng Yến mong muốn cộng đồng giúp sức mở rộng tư liệu cho ứng dụng này, cung cấp thêm nhiều địa điểm cho NKT đến sinh hoạt, học tập, vui chơi, giải trí…

“Tham gia và đồng hành cùng chiến dịch, người dùng sẽ giúp D.Map gia tăng số lượng các địa điểm công cộng được cập nhật trên toàn quốc. Điều đó thể hiện sự quan tâm và góp phần hỗ trợ NKT. Ứng dụng này cũng đồng thời giúp cộng đồng nhận thức về những khó khăn và nhu cầu hoà nhập chính đáng của NKT trong bối cảnh hạ tầng đô thị chưa đáp ứng”, bà Yến cho biết.

Thế giới tiếp cận là ước mơ của cộng đồng NKT:

Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 26
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 27
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 28
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 29
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 30
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 31
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 32
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 33
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 34
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 35

Tham dự chương trình, ông Nguyễn Tuấn Khởi, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng bảo trợ Chữ thập đỏ Việt Nam, cho rằng: “D.Map là 1 dự án rất hay, rất ý nghĩa, hướng đến hàng triệu NKT. Kể cả những ai phải đi xe lăn trong tình thế nào đó, hay xe đẩy trẻ nhỏ, hay người già... đều có thể sử dụng những thông tin hữu ích trên ứng dụng này. Chỉ chừng 20 năm nữa thôi, tỷ lệ người già tại Việt Nam sẽ rất lớn. Hiện nay cũng đang có xấp xỉ gần 7 triệu NKT nên nhu cầu thông tin các địa điểm đạt chuẩn tiếp cận rất lớn!”.

Do đó, ông Nguyễn Tuấn Khởi kêu gọi: “Mỗi người dùng điện thoại thông minh đều có thể tải D.Map trên App Store rồi đăng nhập thành viên, cập nhật lên đó các địa điểm mà mình biết, các địa điểm gần nơi mình ở, địa điểm khi mình đi du lịch có chỗ cho NKT sinh hoạt không, nhà vệ sinh có đường dốc vào, cửa rộng không… Từ đó, NKT sẽ dễ dàng cập nhật, họ sẽ biết nơi nào mình có thể đến, có chào đón mình hay không…”.

“Đặc biệt, D.Map không chỉ là việc có bao nhiêu địa điểm được chia sẻ, mà xa hơn, nó là sự kết nối giữa những con người không khoảng cách, tạo nên những cơn sóng người quan tâm, không bỏ quên lại phía sau lưng những mảnh đời thiếu sự lành lặn... Rất mong thông điệp “Đồng hành cùng D.map để không bỏ lại ai phía sau” sẽ ngày càng lan tỏa hơn, để chúng ta cùng chung tay làm điều gì đó cho NKT, cho vui hơn, cho quên đi những ngột ngạt, hỗn độn trong đời sồng thường ngày”, ông Khởi nhận định.

Như cánh nhạn yếu muốn bay về phương Nam cần đồng bạn che chở, NKT cần cộng đồng chung tay góp sức để tạo công bằng cơ hội cho họ hòa nhập:

Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 36
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 37
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 38
Chung tay “vẽ” bản đồ cho người khuyết tật bước ra xã hội! - 39

Bài: Tùng Nguyên
(trong bài sử dụng nhiều hình ảnh tư liệu của DRD)