(Dân trí) - Nhiều cổng làng mới ở huyện Đan Phượng được xây dựng, vừa to lớn phù hợp với cuộc sống hiện đại song vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống.
VÙNG ĐẤT CÓ NHIỀU CỔNG LÀNG "KHỦNG"
Vùng đất ven sông Hồng thuộc huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội đang đổi thay nhanh khi làng xã dần trở phành phố, những ngôi nhà khang trang thay thế nếp nhà xưa. Cùng với đó, nhiều cổng làng mới cũng được xây dựng, vừa to lớn phù hợp với cuộc sống hiện đại song vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống.
Cổng làng Trung (xã Liên Trung) được xây mới từ 2004 dạng cổng tam quan (tam môn), kết cấu 3 tầng mái. Có 4 bức tranh vẽ ở 2 mặt cổng cùng các câu đối. Chiều rộng của cổng làng Trung thuộc loại lớn, lên đến gần 15 mét.
Một số câu đối được dùng bằng tiếng Việt, các bức tranh màu sắc rực rỡ mô tả phong cảnh thanh bình.
Các họa tiết điêu khắc trên mái cổng làng Trung.
Cổng làng Hữu Cước (xã Liên Hồng) cũng được xây dạng tam quan, 3 tầng gác kiểu vọng lâu với mái cong. Theo truyền thống tuy có 3 cổng nhưng chỉ sử dụng 2 cổng nhỏ, cổng lớn chính giữa chỉ dùng khi làng có việc lớn hoặc lễ hội.
Cổng làng là sản phẩm kiến trúc cổ của người Việt. Cổng làng phân chia phần đất thổ cư và phần đất canh tác. Người sống thì sống sau cái cổng làng, người chết thì chôn bên ngoài cổng làng. Cổng làng có vị trí rất quan trọng trong đời sống thực và đời sống tâm linh.
Các câu đối thường xuất hiện hai bên cổng, gần như cổng làng nào cũng phải có.
Cổng Đông làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà) nằm trên con đường giao thông trục chính của làng, đúng với lối kiến trúc phong thủy xưa cổng tiền trổ ra hướng Đông.
Các cổng làng ở khu vực này thường được xây dạng tam môn (tam quan) hình hộp, 2 tầng hoặc 3 tầng mái cong, điêu khắc rồng phượng cầu kì.
Độ cao của cổng Đông làng Bá Dương Nội cao ngang với ngôi nhà 3 tầng cho thấy sự bề thế của nó.
Còn đây là cổng Tây làng Bá Dương Nội. Theo dân gian cổng hậu tức cổng sau thường trổ ra hướng Tây, hướng mặt trời lặn. Cổng hậu là cổng phụ, cổng sau của làng.
Mái ngói cong với hình điêu khắc rồng phượng trên cổng Tây làng Bá Dương Nội.
Cổng làng Thượng Thôn (xã Liên Hà) xây 1 tầng nhưng cũng có dạng tam quan hình hộp với bề ngang rộng rãi.
Các họa tiết điêu khắc công phu trên phần mái của cổng làng Thượng Thôn.
Cổng làng Tổ (xã Liên Hồng) được xây dạng tam quan 3 tầng có gác kiểu vọng lâu.
Cổng làng Tổ được xây dụng năm 2009. Đa số các cổng làng đều do người dân đóng góp xây dựng, trong đó có rất nhiều người đóng góp với số tiền lớn hơn nhiều mức bình quân.
Cổng thôn Đoài (xã Liên Hà) có chiều ngang khá rộng, lên đến gần 14 mét nhưng chỉ là dạng một bức tường đơn chứ không phải hình hộp.
Dưới cổng thôn Đoài là trục đường chính và có họp chợ đông đúc cả ngày. Bên cạnh cổng là đình Ngũ Giáp, một ngôi đình cổ rất đẹp.
Cổng làng Hạ Trì (xã Liên Trung).
Cổng xây năm 2004 dạng tam quan, 1 tầng.
Cổng làng Thượng Trì nằm ngay cạnh đình làng Thượng Trì, một di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng.
Cổng làng Trúng Đích (xã Hạ Mỗ).
Cổng làng Bồng Lai (xã Hồng Hà).
Hình dáng cổng làng Bồng Lai truyền thống in trên nền trời khi chiều muộn.
Hữu Nghị