PhotoStory

Cuộc sống khốn khó của người dân kẹt trong dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt

Thực hiện: Minh Hậu

(Dân trí) - Dự án Khu trung tâm thương mại Ánh Sáng ở TP Đà Lạt được phê duyệt từ gần 20 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện, khiến cuộc sống của hàng chục hộ dân trong vùng quy hoạch khốn khó.

Người dân sống trong nhà đã xuống cấp tại vùng dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt (Video: Minh Hậu).

Cuộc sống khốn khó của người dân kẹt trong dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt - 1

Được công bố vào năm 2003 và đến 2007, dự án Khu trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, căn hộ cao cấp tại khu dân cư ấp Ánh Sáng (phường 1, thành phố Đà Lạt) được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH MTV Đất Đà Lạt (Công ty Đất Đà Lạt) đầu tư, xây dựng. Tổng mức đầu tư dự án này là 50 triệu USD.

Trong ảnh, khu dân cư trong vùng khoanh đỏ thuộc diện di dời, giải phóng mặt bằng.  

Cuộc sống khốn khó của người dân kẹt trong dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt - 2

Đến nay, dự án này đã thực hiện giai đoạn 1 và 2 với các hạng mục, gồm: đất công viên cây xanh, một phần đường giao thông. Giai đoạn 3 là xây dựng Trung tâm thương mại nhưng chưa được triển khai.

Hiện, việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm đã làm hàng chục hộ dân bị ảnh hưởng.

Cuộc sống khốn khó của người dân kẹt trong dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt - 3

Bà Hồ Thị Ngoan, 77 tuổi cho biết, do nằm trong vùng quy hoạch dự án treo, nhà cửa cũ kỹ, xuống cấp, không được xây mới nên cuộc sống gia đình bị ảnh hưởng.    

Cuộc sống khốn khó của người dân kẹt trong dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt - 4

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, các căn nhà tại ấp Ánh Sáng đa phần có kết cấu đơn giản với tường gạch, vách gỗ, lợp mái tôn, không gian nhỏ hẹp. Nhiều căn là nơi sinh sống chung của nhiều thế hệ trong gia đình.

Cuộc sống khốn khó của người dân kẹt trong dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt - 5

Một bé gái ngủ trưa trong căn phòng chật hẹp, cũ kỹ, ẩm thấp, thiếu ánh sáng ở ấp Ánh Sáng Đà Lạt.

Cuộc sống khốn khó của người dân kẹt trong dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt - 6

Bà Huỳnh Thị Kim Hoàng, 58 tuổi, trú ấp Ánh Sáng bức xúc: "Ở trong vùng quy hoạch treo nên cuộc sống rất khổ, làm gì cũng khó. Gia đình muốn bán nhà, thế chấp nhà để vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển kinh tế cũng không được". 

Cuộc sống khốn khó của người dân kẹt trong dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt - 7

Theo bà Huỳnh Thị Kim Hoàng, hiện nay, căn nhà của gia đình xuống cấp, nhiều vị trí tường xuất hiện bong tróc, nứt nẻ. "Về mùa mưa, nhà bị thấm, mái tôn bị dột, rất bất tiện", bà chủ nhà 58 tuổi nói. 

Cuộc sống khốn khó của người dân kẹt trong dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt - 8
Cuộc sống khốn khó của người dân kẹt trong dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt - 9

Tường và nền nhà của các hộ dân trong ấp Ánh Sáng bị bong tróc, xuống cấp.  

Cuộc sống khốn khó của người dân kẹt trong dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt - 10

Một hộ dân sử dụng tôn che chắn tạm bợ, tạo thêm không gian cho căn nhà.  

Cuộc sống khốn khó của người dân kẹt trong dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt - 11

Hồi tháng 2, tại Kết luận thanh tra số 39/KL-TTr, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng xác định công tác giải phóng mặt bằng tại dự án Khu trung tâm thương mại Ánh Sáng còn chậm và chưa đạt kết quả. Trong đó, việc thực hiện thủ tục trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.  

Cuộc sống khốn khó của người dân kẹt trong dự án 50 triệu USD ở Đà Lạt - 12

Theo Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, trách nhiệm đối với tồn tại, hạn chế thuộc về cơ quan nhà nước do chưa có dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho các hộ dân bị thu hồi.

Cơ quan này cũng xác định Công ty Đất Đà Lạt (chủ đầu tư dự án), do không ứng đủ tiền theo giấy chứng nhận đầu tư đã cấp nên không có kinh phí để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án Khu trung tâm thương mại Ánh Sáng (phường 1, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) sẽ xây dựng 4 tòa nhà 9 tầng, 1 tòa nhà 16 tầng, 1 tòa nhà 18 tầng.

Tiến độ góp vốn bao gồm: năm 2008, chủ đầu tư ứng trước 6 triệu USD để UBND thành phố Đà Lạt thực hiện giải phóng mặt bằng; năm 2009 đầu tư 14 triệu USD; năm 2010 đầu tư 30 triệu USD để thực hiện dự án.

Thời hạn hoạt động dự án là 50 năm. Tổng diện tích đất phải thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng là trên 15.000m2.