(Dân trí) - Chợ hoa xuân Vạn Phúc (Hà Đông, TP. Hà Nội) được xem là lớn nhất ở cửa ngõ phía Tây Nam thủ đô, song hiện tại lượng người mua sắm kém xa mọi năm.
BẮT BUỘC ĐEO KHẨU TRANG KHI VÀO CHỢ VẠN PHÚC (HÀ ĐÔNG, TP. HÀ NỘI) SẮM TẾT
Chợ hoa xuân Vạn Phúc (Hà Đông, TP. Hà Nội) được xem là lớn nhất ở cửa ngõ phía Tây Nam thủ đô, song hiện tại lượng người mua sắm vắng vẻ hơn mọi năm.
Dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường và tiếp tục có nhiều ca bệnh mới trong cộng đồng, trước tình hình này chợ Vạn Phúc bắt buộc khách phải đeo khẩu trang khi vào mua sắm.
Được quy hoạch là chợ hoa - sinh vật cảnh ở khu vực làng Vạn Phúc, nhưng vào dịp Tết các loại hoa đổ về số lượng lớn và mở rộng suốt dọc theo vỉa hè đường Tố Hữu.
Lượng người năm nay giảm hẳn do dịch COVID-19 đang tái bùng phát, tuy nhiên hoa cây cảnh vẫn đổ về đầy chặt các quầy hàng.
Có rất nhiều loại hoa được bày bán, giá cũng có nhiều tầng nấc. Nơi đây được coi là chợ sinh vật cảnh lớn nhất nằm ở phía Tây Nam thủ đô.
Trước Tết Nguyên đán gần 3 tuần, khu chợ nhộn nhịp bởi nhiều nhà vườn, lái buôn đã đưa về đây nhiều loại hoa, cây cảnh phục vụ cho nhu cầu chơi Tết, như: đào, quất, hoa lan các loại, trà, hồng, cúc, đỗ quyên …
Tết năm nay, nhiều nhất là các loại hoa phong lan, địa lan có xuất xứ từ Sapa, Đà Lạt, khu vườn ươm của Học Viện Nông nghiệp, hay từ các nhà vườn tại Hà Nội.
Các chậu hoa cúc chi có giá 150 nghìn/chậu.
Ngoài sinh vật cảnh, chợ Vạn Phúc nổi tiếng với các loại đồ cổ, giả cổ và cả đồ cũ. Đồ gốm sứ thẩm mĩ cao hay đồ cổ là mặt hàng bán chạy vào dịp Tết tại đây.
Những cành đào Sa Pa có giá dao động lớn, từ vài trăm nghìn cho đến 3-4 triệu/cành.
Địa lan, lan hồ điệp bày bạt ngàn, giá cũng từ 2-5 triệu/chậu.
Người dân đi chợ Tết Vạn Phúc rất tuân thủ quy định đeo khẩu trang, đây là hành động an toàn cho bản thân và cho cả cộng đồng.
Các cành đào Sa Pa thường được rao giá rất cao 4-5 triệu, song khiều khách mua cho biết đấy là nói thách, thực chất giá chỉ một nửa.
Chậu quất cảnh bon sai này được mua với giá 200 nghìn. Năm nay có thêm nhiều mẫu mới trồng vào bình mang hình tượng Đức Phật Di Lặc và bình Quan Vân Trường. Trong dân gian, Đức Phật Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc.