DMagazine

TPHCM: Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc nước ngoài lao đao vì Covid-19

(Dân trí) - Hầu hết các công ty xuất khẩu lao động ở TPHCM đều "đóng băng" hơn 7 tháng qua. Nhiều công ty áp dụng miễn, giảm học phí để hỗ trợ học viên nâng cao tay nghề chờ xuất cảnh.

Hầu hết các công ty xuất khẩu lao động ở TPHCM đều "đóng băng" hơn 7 tháng qua. Nhiều công ty áp dụng miễn, giảm học phí để hỗ trợ học viên nâng cao tay nghề chờ xuất cảnh.

"Nín thở" chờ hết dịch

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, 6 tháng đầu năm chỉ có hơn 33.000 lao động được đưa đi nước ngoài làm việc. Từ năm 2017 đến năm 2019, mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 lao động sang Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Nhật Bản, Rumani, Hong Kong và một số thị trường khác làm việc.

Xuất khẩu lao động ở TPHCM đều "đóng băng" hơn 7 tháng

Trong đó, hai thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm khoảng 80% số lao động Việt Nam sang làm việc.

TPHCM: Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc nước ngoài lao đao vì Covid-19 - 1
Một lớp học tiếng Nhật dành cho người xuất khẩu lao động
TPHCM: Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc nước ngoài lao đao vì Covid-19 - 2
Khoảng 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài với hơn 30 nhóm lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.  

Tuy vậy, từ đầu năm tới nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hàng loạt đơn hàng tuyển dụng, hàng trăm đợt xuất cảnh lao động bị tạm dừng. Việc tạm dừng xuất cảnh đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như người lao động. 

Ghi nhận tại công ty TNHH Dũng Giang (đơn vị chuyên đào tạo hộ lý, điều dưỡng để đưa đi lao động tại Nhật Bản),  mọi hoạt động xuất cảnh cho học viên bị ngưng trệ 7 tháng qua. Nhiều học viên đã hoàn thành khóa học và được tuyển dụng nhưng chưa thể xuất cảnh.

"Từ khi bị cấm đường bay sang Nhật Bản, hoạt động gần như giảm 100%. Mình cũng bị dao động nhưng suy xét lại thì đây cũng là cơ hội để chỉnh đốn cho bước tiếp theo đón luồng sóng đầu tư mới", bà Nguyễn Thị Tường Hải - Tổng Giám đốc công ty TNHH Dũng Giang chia sẻ. 

Bà Hải cho biết, công ty chuyên đào tạo hộ lý, điều dưỡng để đưa đi lao động tại Nhật Bản. Đây là công việc đặc thù và đòi hỏi thời gian đào tạo lâu dài, chuyên nghiệp. Do vậy, nếu bị ngưng xuất cảnh quá dài sẽ chịu rất nhiều thiệt thòi. 

TPHCM: Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc nước ngoài lao đao vì Covid-19 - 3
Một học viên đang thực hành hộ lý, điều dưỡng  

"Không chỉ ảnh hưởng đến các công ty tiếp nhận lao động phía bên Nhật Bản mà các thực tập sinh cũng bị ảnh hưởng. Các bạn thực tập sinh phải chuẩn bị một thời gian dài, giờ lại không được bay nên nhiều bạn phải đi làm thêm các công việc khác. Nếu cứ chờ đợi thời gian quá dài, cơ hội sẽ vụt qua, các nước mở sớm đường bay qua Nhật Bản sẽ hưởng lợi", bà Hải chia sẻ thêm.

TPHCM: Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc nước ngoài lao đao vì Covid-19 - 4
Các lao động đi Nhật Bản đang “nín thở” chờ qua dịch Covid-19  

Dù khó khăn, nhưng hầu hết các công ty tại TPHCM đều chấp hành nghiêm chỉ đạo của Bộ LĐ-LĐ-TB&XH, UBND TPHCM về phòng chống dịch bệnh. Các công ty đều duy trì các biện pháp phòng chống dịch để khi đi học trở lại, học viên được an toàn.

Phỏng vấn trực tuyến lên ngôi

Để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại, nhiều công ty đã áp dụng phương thức phỏng vấn trực tuyến với các công ty tiếp nhận lao động để thuận tiện cho học viên. Hàng trăm học viên đã được tuyển chọn thông qua hình thức phỏng vấn trực tuyến. Hình thức này trước đây các công ty gần như chưa áp dụng. 

TPHCM: Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc nước ngoài lao đao vì Covid-19 - 5
Một buổi phỏng vấn trực tuyến với đối tác bên Nhật Bản

"Ngay trong sáng nay, bên công ty tiếp nhận đã phỏng vấn trực tuyến với công ty mình và 5 bạn nam và 1 bạn nữ đã trúng tuyển. Dự kiến tháng 9, 40 em hộ lý của công ty bay qua Nhật. Nghiệp đoàn bên Nhật cũng đã chuẩn bị xe bus riêng để đón các thực tập sinh và tiến hành kiểm tra dịch tễ tại sân bay để đưa đi các điểm cách ly", bà Hà chia sẻ.

Theo bà Hà, nhiều công ty đang áp dụng phương thức phỏng vấn trực tuyến. Việc này khá thuận tiện cho công ty và học viên trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Tuy vậy, việc lựa chọn các công ty để đưa các thực tập sinh qua làm việc cũng được kiểm tra kỹ hơn. 

Trao đổi thêm về vấn đề trên, ông Lê Long Sơn - Giám đốc công ty ESUHAI - cho rằng, đây là một hình thức mới nhưng cũng còn nhiều trở ngại. Việc phỏng vấn online có nhiều lợi thế nhưng cũng không hẳn tốt cho nhà tuyển dụng và ứng viên. 

"Khách hàng đối tác không bay sang Việt Nam được nhưng vẫn có nhu cầu tuyển dụng rất cao. Hàng tháng, khách hàng vẫn có những đơn hàng tuyển dụng. Họ thay đổi hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng phỏng vấn online", ông Sơn nhấn mạnh. 

Đây chỉ là cách giải quyết tình huống. Thực tế, các khách hàng rất mong muốn được gặp trực tiếp ứng viên, đến thăm hoàn cảnh gia đình, quan hệ của ứng viên trước khi tuyển dụng

TPHCM: Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc nước ngoài lao đao vì Covid-19 - 6

Thực tế, các khách hàng rất mong muốn được gặp trực tiếp ứng viên, đến thăm hoàn cảnh gia đình, quan hệ của ứng viên trước khi tuyển dụng

Ông Sơn cũng cho biết thời gian qua là quãng thời gian khó khăn đối với công ty. Tuy vậy, công ty vẫn luôn cố gắng, nỗ lực để đảm bảo ổn định cho học viên trong thời gian học tập.

Loay hoay tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho lao động chờ xuất ngoại

"Chúng tôi không đặt ra mục tiêu tăng trưởng như năm trước. Năm nay, công ty chỉ cần duy trì hoạt động, cùng học viên cố gắng để vượt qua đại dịch Covid-19. Rõ ràng là lúc này ai cũng khó khăn nhưng quan trọng nhất vẫn là đảm bảo sức khỏe về thể chất cho học viên", ông Sơn chia sẻ thêm.

 Xuân Hinh - Phạm Nguyễn