Giữa trung tâm Sài Gòn ồn ào náo nhiệt, nhiều thực khách vẫn kháo nhau tìm nhà vợ chồng A Phủ - một không gian “nép mình” bên dòng kênh Nhiêu Lộc - để thưởng thức cà phê và ngắm nhìn, chụp ảnh trong không gian mang đậm sắc màu của miền trung du Tây Bắc...
Cà phê của vợ chồng A Phủ giữa lòng Sài Gòn
Đến đây, hình ảnh Tà Xùa, Hồng Ngài, Háng Đồng, Hang Chú... là những địa danh nổi tiếng ở vùng cao huyện Bắc Yên (Sơn La) từng thấp thoáng trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của cố nhà văn Tô Hoài... ẩn hiện trong không gian quán cà phê Nhà Của Mị.
Cái cảm giác như được bước vào nhà của vợ chồng A Phủ, những nhân vật nổi bật trong sách giáo khoa khiến nhiều du khách tìm về đây với sự tò mò xen lẫn háo hức.
Không gian quán nằm nổi bật ở một góc đườngBuổi sáng, nơi đây thường phục vụ cà phê cho những thực khách cao tuổi ngồi ngắm xe cộ qua lạiNhìn vào cách trang trí, có thể hiểu mức độ “chịu chơi” của chủ quán Theo các nhân viên ở đây, quán mới mở được vài tháng nhưng đối tượng phục vụ khá đa dạng, họ đến đây vì phong cách trang trí theo từng thời điểm của quán
Hiện tại, quán đang trang trí những chùm ngô treo gác mái, một hình ảnh bội thu…
Cầu thang dẫn lên tầng một, nơi phục vụ phòng máy lạnh Ở đây, thực khách tự phục vụVới thực khách có ít thời gian thường chọn ngay mái hiên phía trước quán, vừa uống cà phê vừa trao đổi nhanh công việc rồi nhanh chóng rời điNếu như có thời gian, thực khách có thể thưởng thức một phần cà phê trứngNếu phải mua mang đi, thực khách có thể thưởng thức món trà nhà Mị với hạt chia, kỷ tử, táo đỏ, nước lá dứa…Quán không có quản lý, hoạt động theo mô hình nhân viên tự quản với nhân lực toàn bộ là các bạn sinh viên làm thêm
Ráng chiều nắng đổ, không gian quán trông huyền bí và thơ mộng hơn
Nếu đầu từ chút thời gian, thực khách sẽ được quán cho mượn trang phục dân tộc vùng Tây Bắc để chụp ảnh…
Đạo cụ và trang phục chụp ảnh hoàn toàn miễn phíChị Thu Thảo (ngụ quận 9, TPHCM) thu xếp thời gian mãi chưa được đi du lịch Tây Bắc nên đến đây tìm chút không khí của núi rừng quê hương của Mị