PhotoStory

Các nữ nghệ nhân dân tộc thiểu số trổ tài se tơ, dệt vải giữa Thủ đô

Thực hiện: Hữu Nghị

(Dân trí) - Không gian sáng tạo làng nghề Hà Nội là cuộc trình diễn cách làm thủ công nhất để tạo ra những sản phẩm tinh xảo từ bàn tay các nghệ nhân, trong đó có nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số.

Trình diễn nghề thủ công tại Hoàng thành Thăng Long (Video: Hữu Nghị).

Các nữ nghệ nhân dân tộc thiểu số trổ tài se tơ, dệt vải giữa Thủ đô - 1

Không gian sáng tạo Làng nghề Hà Nội tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long được thiết kế đậm nét truyền thống, trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu thể hiện sự sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề.

Các nữ nghệ nhân dân tộc thiểu số trổ tài se tơ, dệt vải giữa Thủ đô - 2

Khu trưng bày giới thiệu nghề truyền thống và các sản phẩm chế tác từ mây, tre, nứa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là dịp để các chị em người dân tộc trình diễn khả năng làm đồ mỹ nghệ, đồ thủ công một cách tinh xảo từ bàn tay khéo léo.

Các nữ nghệ nhân dân tộc thiểu số trổ tài se tơ, dệt vải giữa Thủ đô - 3

Trình diễn nghề dệt dèng của đồng bào dân tộc Tà Ôi (Thừa Thiên Huế).

Nhiều chị em đồng bào dân tộc thiểu số đã phát triển kỹ năng tay nghề, trở thành nghệ nhân khá giỏi, đưa sản phẩm thủ công đặc trưng của mình ra thị trường và được nhiều du khách đón nhận, đặc biệt là khách quốc tế.

Các nữ nghệ nhân dân tộc thiểu số trổ tài se tơ, dệt vải giữa Thủ đô - 4

Các sản phẩm được chế tác từ mây, tre, lá của đồng bào Thái (Nghệ An).

Nhờ sự sáng tạo trong cách làm, đổi mới mẫu mã đa dạng, phù hợp nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng nên nhiều xưởng thủ công đã có doanh thu ổn định, mang lại kinh tế từ khá đến tốt cho các chị em dân tộc thiểu số. Nhiều phụ nữ trở thành trụ cột trong gia đình, có nhà cửa khang trang và nuôi con ăn học đầy đủ.

Các nữ nghệ nhân dân tộc thiểu số trổ tài se tơ, dệt vải giữa Thủ đô - 5

Tại Hoàng thành Thăng Long, du khách được xem trực tiếp các thợ thủ công tạo ra sản phẩm từ chất liệu cổ xưa qua cách làm truyền thống tinh xảo. 

Nhiều hợp tác xã thủ công mỹ nghệ, làng nghề do chính các chị em phụ nữ làm chủ. Điều này cũng cho thấy việc phụ nữ các dân tộc thiểu số đã được trao nhiều quyền hơn và tiếp cận cơ hội từ các đề án phát triển kinh tế của địa phương...

Các nữ nghệ nhân dân tộc thiểu số trổ tài se tơ, dệt vải giữa Thủ đô - 6

Những thợ thủ công người Cơ Tu thể hiện cách làm thủ công truyền thống, tạo ra những sản phẩm từ mây, tre, lá của tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những xưởng thủ công mỹ nghệ có cả nam và nữ được phong nghệ nhân làng nghề.

Các nữ nghệ nhân dân tộc thiểu số trổ tài se tơ, dệt vải giữa Thủ đô - 7

Trình diễn làm chiếu cói của thợ thủ công tỉnh Đồng Tháp.

Trong không gian làng nghề di sản có 25 nghề thủ công truyền thống của 19 tỉnh, thành phố đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trong đó có nghề dệt chiếu Đồng Tháp.

Các nữ nghệ nhân dân tộc thiểu số trổ tài se tơ, dệt vải giữa Thủ đô - 8

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (Mỹ Đức, Hà Nội) người đã tạo ra sản phẩm độc đáo dệt lụa từ tơ sen, có thể may quần áo, chăn gối, mũ, khăn...

Các nữ nghệ nhân dân tộc thiểu số trổ tài se tơ, dệt vải giữa Thủ đô - 9

Với kỹ thuật điêu luyện, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã thành công trong việc tạo ra lụa sen. Đây là một loại lụa được dệt hoàn toàn thủ công, thành phẩm có giá trị cao.

Các nữ nghệ nhân dân tộc thiểu số trổ tài se tơ, dệt vải giữa Thủ đô - 10

Ngay trong buổi sáng đầu tiên (sau lễ khai mạc đêm 9/11), hàng trăm du khách nước ngoài, các gia đình, giới trẻ đã đến thưởng thức và tìm hiểu về nghề truyền thống trong không gian di sản Hoàng thành Thăng Long.

Các nữ nghệ nhân dân tộc thiểu số trổ tài se tơ, dệt vải giữa Thủ đô - 11
Các nữ nghệ nhân dân tộc thiểu số trổ tài se tơ, dệt vải giữa Thủ đô - 12

Tranh "Đám cưới chuột" và "Đàn lợn âm dương" của các nghệ nhân làng Đông Hồ (Bắc Ninh).