PhotoStory

Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Người dân vẫn phải đi xuống lòng đường!

Thực hiện: Nguyễn Hải

(Dân trí) - "Không hiểu các cơ quan chức năng ra quân xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội kiểu gì mà vỉa hè càng hẹp, người dân vẫn phải đi xuống lòng đường?", ông Lê Đình Thứ (75 tuổi) thắc mắc.

Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Người dân vẫn phải đi xuống lòng đường! - 1

Đã hơn 2 tháng thành phố Hà Nội đồng loạt ra quân xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên các tuyến đường, phố. Song, theo ghi nhận của Dân trí, tại vỉa hè của nhiều tuyến đường, phố trên địa bàn Hà Nội vẫn ngang nhiên bị lấn chiếm, buộc người đi bộ phải xuống lòng đường. (Ảnh: Vỉa hè trên phố Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm) biến thành nơi đỗ xe, bán hàng, không còn chỗ cho người đi bộ).

Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Người dân vẫn phải đi xuống lòng đường! - 2

Xe máy xếp thành bốn hàng dài trên vỉa hè ở phố Nguyễn Cơ Thạch (quận Nam Từ Liêm).

Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Người dân vẫn phải đi xuống lòng đường! - 3

Các hộ kinh doanh tại phố Hàng Quạt (quận Hoàn Kiếm) ngang nhiên bày bán hàng hóa trên vỉa hè, khiến du khách đi bộ qua đây buộc phải đi dưới lòng đường.

Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Người dân vẫn phải đi xuống lòng đường! - 4

Ô tô xếp hàng ba trên phố Hai Bà Trưng, điều này gây khó khăn cho người đi bộ.

Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Người dân vẫn phải đi xuống lòng đường! - 5

Người đi bộ phải luồn lách qua hàng dài ô tô đỗ trên vỉa hè phố Hai Bà Trưng. Chị Nguyễn Minh Thư (27 tuổi) phàn nàn, mỗi lần đi bộ qua phố Hai Bà Trưng đều khiến chị cảm thấy khó chịu vì vỉa hè bị ô tô lấn chiếm. Thư mong muốn thời gian tới các cơ quan chức năng cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để xử lý dứt điểm tình trạng ô tô đỗ trên vỉa hè. "Vỉa hè to, rộng nhưng bị ô tô án ngữ nên người đi bộ cứ phải lách bên này, ngó bên kia", chị Thư nói.

Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Người dân vẫn phải đi xuống lòng đường! - 6

Mặc dù đã có biển cấm để xe trên vỉa hè, lòng đường, nhưng hàng loạt ô tô vẫn đỗ dưới lòng đường Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng).

Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Người dân vẫn phải đi xuống lòng đường! - 7

Vỉa hè phố Hàng Giấy (gần chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) bị các hộ kinh doanh lấn chiếm để trưng bày hàng hóa khiến người đi bộ phải đi dưới lòng đường.

Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Người dân vẫn phải đi xuống lòng đường! - 8

Ngày 5/5 vừa qua, ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có cuộc thị sát tại phố Kim Đồng (quận Hoàng Mai) để kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng lòng đường, vỉa hè. Tuy nhiên, sau đó, theo ghi nhận của phóng viên vỉa hè trên tuyến phố này những ngày gần đây đã trở nên lộn xộn, ô tô, xe máy đỗ không đúng quy định.

Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Người dân vẫn phải đi xuống lòng đường! - 9

Ông Lê Đình Thứ (75 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai) phải đi bộ dưới lòng đường do vỉa hè ở phố Trương Định bị lấn chiếm. "Không hiểu các cơ quan chức năng ra quân xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội kiểu gì, mà vỉa hè càng hẹp, người dân vẫn phải đi xuống lòng đường?", ông thắc mắc.

Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Người dân vẫn phải đi xuống lòng đường! - 10

Do vỉa hè bị lấn chiếm khiến người đi bộ phải tràn xuống lòng đường trên phố Lãn Ông (quận Hoàn Kiếm).

Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Người dân vẫn phải đi xuống lòng đường! - 11

Vỉa hè trên đường Trường Chinh (quận Đống Đa) bị một hộ bán đồ ăn ngang nhiên lấn chiếm, mặc dù các lực lượng chức năng đã kẻ vạch phân định rõ khu vực dành cho người đi bộ và nơi để xe.

Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Người dân vẫn phải đi xuống lòng đường! - 12

Một phần vỉa hè trên đường Đỗ Xuân Hợp (quận Nam Từ Liêm) lâu nay đã biến thành chợ cóc, không còn chỗ cho người đi bộ.

Theo PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, trong thời gian qua Hà Nội ra quân xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè đã đạt được những thành công nhất định ở một số địa bàn. Tuy nhiên, kết quả chưa được như mong đợi của lãnh đạo thành phố cũng như người dân, nhiều nơi vẫn còn bề bộn.

Bà đánh giá, việc xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường không phải vấn đề đơn giản bởi nó liên quan đến tổng thể, an sinh xã hội.

Để giải quyết triệt để vấn đề này, bà đưa ra giải pháp là Hà Nội cần rà soát lại toàn bộ vỉa hè để có con số cụ thể, thực trạng từng tuyến phố và sau đó lên sơ đồ quy hoạch.

"Chúng ta phải kết hợp hài hòa các chức năng của vỉa hè nhưng ưu tiên số một là phải để cho người đi bộ. Bên cạnh đó, cần xem xét, nghiên cứu những người dân nào thực sự khó khăn nếu rời vỉa hè không thể sống sót, tồn tại thì cần bố trí cho họ chỗ buôn bán mới hoặc bán ở vị trí cũ nhưng phải đúng quy định", bà bày tỏ, đồng thời gợi ý Hà Nội nên xây dựng đường dây nóng về phản ánh vi phạm vỉa hè, lòng đường để người dân phản ánh sớm.

Đối với vỉa hè rộng từ 5m trở lên, Hà Nội có thể cho thuê nhưng phải làm công khai, minh bạch.

"Hà Nội phải dứt khoát, kiên quyết xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè cho người đi bộ, mặc dù việc này còn nhiều khó khăn, trở ngại. Hà Nội là "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" nên không thể để vỉa hè lộn xộn được", bà nhấn mạnh.

Theo Kế hoạch 01 của Ban Chỉ đạo 197 thì Hà Nội đang trong giai đoạn 3 - giai đoạn kiểm tra, duy trì, không để tái diễn vi phạm trật tự lòng đường, vỉa hè.

Ngày 3/3, Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai và ra quân tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2023. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở Công an TP đến các điểm cầu tại 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn.

Từ năm 2014 đến nay, Hà Nội đã 5 lần phát động chiến dịch xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè nhằm đem lại sự thông thoáng cho người đi bộ nhưng chỉ một thời gian ngắn, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè lại tái diễn.