Ung thư

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Ung thư có phòng tránh được không?

Tại Việt Nam, hiện đã có Trung tâm Công nghệ Gen – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị đầu tiên tiến hành sàng lọc đột biến gen BRCA1, BRCA2 và APC ngay trong nước. Chương trình Tầm soát Ung thư là một nỗ lực của Trung Tâm Công nghệ Gen Vinmec nhằm nhanh chóng đưa các tiến bộ về di truyền trên thế giới ứng dụng vào thực tế tại Việt Nam.
Ung thư có phòng tránh được không?
Ung thư có phòng tránh được không? (Nguồn: Vinmec)

Tại Việt Nam, hiện đã có Trung tâm Công nghệ Gen – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị đầu tiên tiến hành sàng lọc đột biến gen BRCA1, BRCA2 và APC ngay trong nước. Chương trình Tầm soát Ung thư là một nỗ lực của Trung Tâm Công nghệ Gen Vinmec nhằm nhanh chóng đưa các tiến bộ về di truyền trên thế giới ứng dụng vào thực tế tại Việt Nam.

Yếu tố di truyền trong ung thư
Đã gần 2 năm kể từ khi minh tinh nổi tiếng Angelina Jolie quyết định cắt bỏ ngực để tránh ung thư vú do có gen di truyền từ mẹ. Câu chuyện của nữ diễn viên này từ đó đến nay luôn khiến nhiều người đặt câu hỏi thắc mắc về yếu tố di truyền trong các bệnh ung thư, khả năng bị ung thư ở những trường hợp có người thân trong gia đình bị ung thư là thế nào? Cách phòng tránh ra sao? Phải chăng chỉ phụ nữ mới cần quan tâm đến vấn đề này?
Để trả lời được những câu hỏi đó, cần hiểu rõ, nguyên nhân dẫn đến ung thư là do có sự thay đổi trong các gen chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng, sửa chữa các sai hỏng trong tế bào và ức chế khối u. Những đột biến này xảy ra có thể do nhiều yếu tố, gồm môi trường sống, thói quen sinh hoạt và yếu tố di truyền.
Một trong những gen mang yếu tố di truyền là gen APC gây ung thư đại tràng , ung thư dạ dày ; gen BRCA1, BRCA2 gây ung thư vú, ung thư buồng trứng. Đáng chú ý, đàn ông mang đột biến gen BRCA1 cũng tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tụy, hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

nguy cơ mắc ung thư

Chỉ 1 lần xét nghiệm máu, các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả để đưa ra lời khuyên hoặc cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh ung thư.


Để có thể đưa ra được quyết định, Angelina Jolie đã được các bác sĩ của mình tầm soát, sàng lọc đột biến gen và đưa ra lời khuyên giúp cô loại bỏ nguy cơ.
Mang trong mình đột biến gen BRCA1, các bác sĩ của Angelina Jolie ước tính, với đột biến gen di truyền này, cô có 87% nguy cơ bị ung thư vú và 50% nguy cơ bị ung thư buồng trứng. Do đó, năm 2013 cô cắt bỏ ngực trước. Đến tháng 3/2015 cô tiếp tục cắt buồng trứng và ống dẫn trứng để loại trừ sâu hơn nguy cơ mắc căn bệnh này.
Rõ ràng, việc tầm soát gen gây ung thư thực sự đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của nữ diễn viên. Điều đáng nói, việc tầm soát ung thư đối với y học hiện nay không quá phức tạp và cũng rất phổ biến, nhưng chưa có nhiều người quan tâm và coi nó là một vấn đề đáng lưu ý ở cả hai giới.
Tại Việt Nam, hiện đã có Trung tâm Công nghệ Gen – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị đầu tiên tiến hành sàng lọc đột biến gen BRCA1, BRCA2 và APC ngay trong nước.

Xét nghiệm máu phát hiện gen đột biến

Mọi người đều có thể bị ung thư tấn công nhưng những đối tượng có tiền sử gia đình bị ung thư cần tiến hành tầm soát, đánh giá sớm để tìm dấu hiệu và có hướng xử lý kịp thời.
“Việc phát hiện những người trong gia đình mang gen đột biến có vai trò quan trọng trong xác định, tiên lượng và điều trị bệnh. Chỉ 1 lần xét nghiệm máu, các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả để đưa ra lời khuyên hoặc cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên trong gia đình”, Tiến sỹ Lê Thị Thanh Hương – Trung tâm Công nghệ Gen – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giải thích về xét nghiệm sàng lọc gen BRCA1, BRCA2, APC đang được thực hiện tại Trung tâm.
Khi tầm soát ung thư tại Trung tâm Công nghệ Gen Vinmec , các chuyên gia sẽ tư vấn đầy đủ và chi tiết về mối quan hệ giữa gen và ung thư, xem xét tiền sử gia đình và các yếu tố có liên quan để ước tính nguy cơ mắc bệnh cũng như nguy cơ di truyền cho thế hệ sau.
Trung tâm còn cung cấp thông tin về các xét nghiệm di truyền đang được sử dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư cũng như lợi ích của các phương pháp này.
Theo Tiến sĩ Hương, tầm soát ung thư sớm có thể giảm thiểu nhiều nguy cơ mắc bệnh. Dựa trên kết quả tầm soát, các chuyên gia tại Trung tâm Công nghệ Gen sẽ phối hợp với bác sĩ Ung bướu, dinh dưỡng lập kế hoạch phù hợp kiểm soát tình trạng ung thư.
Chương trình Tầm soát Ung thư là một nỗ lực của Trung Tâm Công nghệ Gen Vinmec nhằm nhanh chóng đưa các tiến bộ về di truyền trên thế giới ứng dụng vào thực tế tại Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm được đào tạo và làm việc nhiều năm tại các quốc gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu công nghệ gen cùng hệ thống máy móc hiện đại, trung tâm Công nghệ Gen Vinmec hoàn toàn có thể thực hiện được các xét nghiệm sàng lọc gen gây ung thư ngay tại trung tâm, đảm bảo tiết kiệm thời gian, độ chính xác cao, tư vấn sát thực.
Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

(Dân trí) - Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính trong đó các tế bào bất thường trong phổi nhân lên một cách mất kiểm soát, dẫn đến hình thành một hay nhiều các khối ung thư.
Điều trị cho thai phụ mắc ung thư vú: Cơ hội nào để bảo vệ hai mạng sống?

Điều trị cho thai phụ mắc ung thư vú: Cơ hội nào để bảo vệ hai mạng sống?

(Dân trí) - Phát hiện mắc ung thư vú giai đoạn tiến triển tại chỗ khi mang thai ở tuần 24, chị LTN (30 tuổi, TPHCM) có nguy cơ phải ngưng thai kỳ để điều trị. Không nỡ từ bỏ...
Uống dầu cá giúp hạn chế ung thư?

Uống dầu cá giúp hạn chế ung thư?

(Dân trí) - Nhiều người cho rằng uống dầu cá có thể giúp chống lại một số loại ung thư phổ biến, vì chứa nhiều Omega-3. Sự thật có phải vậy?
Ung thư da: Trẻ hóa và gia tăng

Ung thư da: Trẻ hóa và gia tăng

(Dân trí) - Bệnh viện Da liễu Trung ương mỗi năm tiếp nhận 500 ca ung thư da đến khám. "So với 5-10 năm trước, tỉ lệ này tăng 50% và có xu hướng trẻ hóa", GS.TS Nguyễn Hữu Sáu...
Việt Nam ghi nhận 180.000 ca mắc mới ung thư mỗi năm

Việt Nam ghi nhận 180.000 ca mắc mới ung thư mỗi năm

(Dân trí) - Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 180.000 ca mắc mới ung thư, trong đó hơn 120.000 ca tử vong. Người bệnh ung thư gặp nhiều khó khăn,...
Thông tin chia sẻ
Ung thư đến từ miệng?

Ung thư đến từ miệng?

Nhân dịp trở lại thăm khám cho bệnh nhân ung bướu trong 2 ngày 26 – 27/10 tại Vinmec Times City, Gs.Bs Hsieh Wenson đến từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ) sẽ dành một buổi khám tư vấn cho các...
Tại sao cần tiến hành tầm soát ung thư phổi?

Tại sao cần tiến hành tầm soát ung thư phổi?

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính hàng đầu, bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện muộn. Theo Globocan năm 2018, trên thế giới số ca ung thư phổi mắc mới là 2,094 triệu trong đó...
Khi ung thư tái phát

Khi ung thư tái phát

Sau khi điều trị thành công, ung thư vẫn có khả năng tái phát trở lại sau một thời gian ở tại cơ quan đó hoặc những vùng xung quanh hoặc di căn xa đến một cơ quan khác trên...
Thực phẩm ngừa ung thư phổi

Thực phẩm ngừa ung thư phổi

(PNO) - Đã có những bằng chứng nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Ung thư có phòng tránh được không?

Ung thư có phòng tránh được không?

Tại Việt Nam, hiện đã có Trung tâm Công nghệ Gen – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị đầu tiên tiến hành sàng lọc đột biến gen BRCA1, BRCA2 và APC ngay trong nước. Chương trình...