Ung thư

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Tại sao cần tiến hành tầm soát ung thư phổi?

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính hàng đầu, bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện muộn. Theo Globocan năm 2018, trên thế giới số ca ung thư phổi mắc mới là 2,094 triệu trong đó có 1,8 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam số ca mới mắc là 23.667 ca với 20.710 ca tử vong). Có tới 70% bệnh nhân ung thư phổi ở Việt Nam phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn và thời gian sống thêm không nhiều. Do đó tầm soát ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng giúp giảm chi phí điều trị, kéo dài thời gian sống và giảm thiểu tỷ lệ tử vong của bệnh.
Tại sao cần tiến hành tầm soát ung thư phổi?
Tại sao cần tiến hành tầm soát ung thư phổi? (Nguồn: Vinmec)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Quách Thanh Dung - Khoa Nội ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính hàng đầu, bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện muộn. Theo Globocan năm 2018, trên thế giới số ca ung thư phổi mắc mới là 2,094 triệu trong đó có 1,8 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam số ca mới mắc là 23.667 ca với 20.710 ca tử vong). Có tới 70% bệnh nhân ung thư phổi ở Việt Nam phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn và thời gian sống thêm không nhiều. Do đó tầm soát ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng giúp giảm chi phí điều trị, kéo dài thời gian sống và giảm thiểu tỷ lệ tử vong của bệnh.

1. Những điều bạn cần biết về ung thư phổi

  • Ung thư phổi là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ các mô phổi trong đó các mô phổi tăng sinh không thể kiểm soát tạo thành một khối u ác tính. Sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn. Hầu hết các loại ung thư bắt nguồn từ trong phổi (ung thư phổi nguyên phát) là ung thư biểu mô. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

1.1 Nguyên nhân ung thư phổi

  • Hút thuốc: cho đến nay là tác nhân chính gây ra ung thư phổi. Trong khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư đã biết, như là benzo-pyren, NNK, Buta-1,3-dien...Tại các nước phát triển, 90% số ca tử vong do ung thư phổi ở nam giới trong năm 2000 được cho là do hút thuốc, tỉ lệ này đối với phụ nữ là 70%.
  • Tiếp xúc với amiang, khí radon (trong đất, hầm mỏ), ngoài ra amiang còn có thể gây ra ung thư màng phổi
  • Ô nhiễm không khí ngoài trời có một tác động nhỏ đến sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Các hạt vật chất nhỏ (bụi PM2.5) và các sol khí sunfat (có trong khí thải xe cộ) có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ nhẹ. Theo ước tính, ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân của 1–2% số trường hợp mắc ung thư phổi.
  • Hút thuốc lá thụ động: Nguy cơ mắc bệnh đối với những người sống cùng với người hút thuốc tăng lên từ 20–30%

1.2 Triệu chứng ung thư phổi

Những dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ ung thư phổi bao gồm:

  • Triệu chứng về đường hô hấp: Sốt nhẹ, ho khan, ho, ho ra máu, thở khò khè, khó thở.
  • Triệu chứng toàn thân: sụt cân, mệt mỏi, sốt, ngón tay dùi trống.
  • Triệu chứng do ung thư chèn ép nhiều sang các cơ quan kề bên: đau ngực, đau xương, tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên, khó nuốt, đau đầu, nôn..

2. Tầm soát ung thư phổi

2.1. Tại sao cần tiến hành tầm soát ung thư phổi?

Ung thư phổi vẫn là nguyên nhân hàng đầu đưa đến tử vong liên quan ung thư trên toàn thế giới. Mặc dù có nhiều tiến bộ mới trong việc chẩn đoán cũng như điều trị căn bệnh này, nhìn chung tiên lượng sống còn sau 5 năm ở những bệnh nhân này vẫn còn thấp khoảng 16,8%. Nghĩa là với 10 người bị ung thư phổi, sau 5 năm chỉ 1-2 người còn sống.

Việc chẩn đoán bệnh giai đoạn sớm cho thấy hiệu quả điều trị rất khác biệt. Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn, giúp tăng được thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Những nghiên cứu lớn trên thế giới đã được thực hiện cho thấy việc tầm soát ung thư phổi mang lại lợi ích trong việc giảm mức độ bệnh tật cũng như giảm được tỷ lệ tử vong do ung thư phổi gây ra.

Tầm soát ung thư phổi
Tầm soát ung thư phổi sớm sẽ giúp giảm chi phí điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và có thể chữa lành

2.2. Khi nào nên bắt đầu tầm soát và sử dụng xét nghiệm nào để tầm soát

Nên bắt đầu tầm soát ngay bây giờ khi bạn nằm trong 2 nhóm nguy cơ cao sau:

Nhóm 1:

  • Tuổi ≥ 55
  • Hút thuốc lá ≥ 30 gói năm (Trừ khi đã ngừng hút > 15 năm)

Nhóm 2

  • Tuổi ≥ 50
  • Hút thuốc lá ≥ 20 gói năm
  • Có một yếu tố nguy cơ khác ngoại trừ hút thuốc lá thụ động

Ngoài ra nếu bạn có các triệu chứng sau đây thì nên đi tầm soát ung thư phổi ngay:

  • Ho kéo dài, ho ra máu.
  • Đau tại một vùng của ngực.
  • Thay đổi giọng nói.
  • Khò khè.
  • Mệt mỏi thường xuyên.
  • Đau khi nuốt.

Để tầm soát chúng ta phải chụp CT Scan ngực liều thấp (low-dose computed tomography: LDCT), chụp XQ phổi không giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm.
Ngoài ra để xác định chẩn đoán ung thư phổi bệnh nhân sẽ được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn như nội soi phế quản sinh thiết, sinh thiết u xuyên thành ngực.

Tầm soát ung thư phổi
Chụp CT Scan ngực liều thấp là một xét nghiệm sàng lọc được khuyến cáo thực hiện tầm soát ung thư phổi

3. Những nguy cơ có thể gặp khi tầm soát ung thư phổi

Bên cạnh những lợi ích đạt được, tầm soát ung thư phổi cũng có thể mang đến những nguy cơ tiềm tàng như:

  • Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi cho kết quả bệnh nhân có tổn thương nghi ngờ ung thư phổi trong khi thật sự không có ung thư hiện diện. Điều này được gọi là kết quả dương tính giả. Hệ lụy của nó sẽ dẫn đến việc thực hiện những xét nghiệm tiếp theo hay phẫu thuật không thật sự cần thiết.
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi có thể phát hiện ra những tổn thương ung thư không gây nguy hại đến bệnh nhân. Vấn đề này được gọi là hiện tượng chẩn đoán quá mức.
  • Nhiễm tia xạ khi thực hiện CT scan ngực liều thấp lập lại có thể gây nguy cơ bị ung thư.

4. Bao lâu nên tầm soát ung thư phổi lại?

Thời gian tầm soát ung thư phổi sẽ phụ thuộc vào việc phát hiện ra các nốt trên phổi trong lần tầm soát đầu tiên, cụ thể theo bảng dưới đây:

Tầm soát ung thư phổi

Tầm soát ung thư phổi là biện pháp hữu hiệu nhất để bạn phát hiện và điều trị kịp thời ung thư phổi, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình. Hiện nay tại các bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec có gói Tầm soát ung thư phổi với nhiều ưu điểm vượt trội như: Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; Có đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị: Nội soi, CT scan, PET-CT scan, MRI, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen - tế bào...Có đầy đủ các phương pháp điều trị chủ đạo bệnh ung thư: phẫu thuật, trị xạ, hóa chất, ghép Tế bào gốc.... Quý khách có nhu cầu đăng ký khám vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

(Dân trí) - Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính trong đó các tế bào bất thường trong phổi nhân lên một cách mất kiểm soát, dẫn đến hình thành một hay nhiều các khối ung thư.
Điều trị cho thai phụ mắc ung thư vú: Cơ hội nào để bảo vệ hai mạng sống?

Điều trị cho thai phụ mắc ung thư vú: Cơ hội nào để bảo vệ hai mạng sống?

(Dân trí) - Phát hiện mắc ung thư vú giai đoạn tiến triển tại chỗ khi mang thai ở tuần 24, chị LTN (30 tuổi, TPHCM) có nguy cơ phải ngưng thai kỳ để điều trị. Không nỡ từ bỏ...
Uống dầu cá giúp hạn chế ung thư?

Uống dầu cá giúp hạn chế ung thư?

(Dân trí) - Nhiều người cho rằng uống dầu cá có thể giúp chống lại một số loại ung thư phổ biến, vì chứa nhiều Omega-3. Sự thật có phải vậy?
Ung thư da: Trẻ hóa và gia tăng

Ung thư da: Trẻ hóa và gia tăng

(Dân trí) - Bệnh viện Da liễu Trung ương mỗi năm tiếp nhận 500 ca ung thư da đến khám. "So với 5-10 năm trước, tỉ lệ này tăng 50% và có xu hướng trẻ hóa", GS.TS Nguyễn Hữu Sáu...
Việt Nam ghi nhận 180.000 ca mắc mới ung thư mỗi năm

Việt Nam ghi nhận 180.000 ca mắc mới ung thư mỗi năm

(Dân trí) - Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 180.000 ca mắc mới ung thư, trong đó hơn 120.000 ca tử vong. Người bệnh ung thư gặp nhiều khó khăn,...
Thông tin chia sẻ
Ung thư đến từ miệng?

Ung thư đến từ miệng?

Nhân dịp trở lại thăm khám cho bệnh nhân ung bướu trong 2 ngày 26 – 27/10 tại Vinmec Times City, Gs.Bs Hsieh Wenson đến từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ) sẽ dành một buổi khám tư vấn cho các...
Tại sao cần tiến hành tầm soát ung thư phổi?

Tại sao cần tiến hành tầm soát ung thư phổi?

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính hàng đầu, bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện muộn. Theo Globocan năm 2018, trên thế giới số ca ung thư phổi mắc mới là 2,094 triệu trong đó...
Khi ung thư tái phát

Khi ung thư tái phát

Sau khi điều trị thành công, ung thư vẫn có khả năng tái phát trở lại sau một thời gian ở tại cơ quan đó hoặc những vùng xung quanh hoặc di căn xa đến một cơ quan khác trên...
Thực phẩm ngừa ung thư phổi

Thực phẩm ngừa ung thư phổi

(PNO) - Đã có những bằng chứng nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Ung thư có phòng tránh được không?

Ung thư có phòng tránh được không?

Tại Việt Nam, hiện đã có Trung tâm Công nghệ Gen – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị đầu tiên tiến hành sàng lọc đột biến gen BRCA1, BRCA2 và APC ngay trong nước. Chương trình...