Ung thư

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

Khi ung thư tái phát

Sau khi điều trị thành công, ung thư vẫn có khả năng tái phát trở lại sau một thời gian ở tại cơ quan đó hoặc những vùng xung quanh hoặc di căn xa đến một cơ quan khác trên cơ thể.
Khi ung thư tái phát
Khi ung thư tái phát (Nguồn: Vinmec)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Hồng Thăng - Chuyên gia ung bướu - Trung tâm Ung bướu xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Và Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Hải - Bác sĩ Nội ung bướu - Khoa Nội ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư.

Sau khi điều trị thành công, ung thư vẫn có khả năng tái phát trở lại sau một thời gian ở tại cơ quan đó hoặc những vùng xung quanh hoặc di căn xa đến một cơ quan khác trên cơ thể.

1. Tại sao ung thư lại tái phát?

Ung thư đôi khi có thể quay trở lại ngay cả khi đã điều trị thành công. Hiện tượng này gọi là ung thư tái phát. Tương tự như những ca ung thư mắc mới, ung thư tái phát và di căn có thể xuất hiện tại bất cứ nơi nào trong cơ thể người bệnh.

Nguyên nhân giải thích vì sao ung thư tái phát là do phương pháp điều trị trước đây không tiêu diệt được tất cả các tế bào ung thư trong cơ thể. Trên thực tế, ngay cả những tế bào ác tính rất nhỏ bị sót lại cũng có thể phát triển thành khối u theo thời gian. Trong khi đó, những tế bào này là quá nhỏ và các xét nghiệm không đủ khả năng phát hiện.

Các chuyên gia thường đánh giá một bệnh nhân bị tái phát ung thư nếu họ không còn dấu hiệu của bệnh trong ít nhất một năm sau khi điều trị. Ung thư có nguy cơ tái phát nhiều lần và trong một số trường hợp có thể không biến mất vĩnh viễn.

Khi nhận được chẩn đoán kết luận ung thư tái phát, đa phần bệnh nhân sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, buồn bã và mất niềm tin vào cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị ung thư tái phát cũng như hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân để đối mặt với căn bệnh này.

Ung thư xuất hiện trở lại không có nghĩa là phương pháp điều trị trước đó đã không hiệu quả. Trên thực tế, các tế bào ung thư ác tính thường khó chữa trị triệt để, thậm chí có thể sống sót qua các đợt điều trị tích cực.

2. Ung thư tái phát ở cơ quan nào?

Ung thư có thể xuất hiện ở tại nơi phát hiện ra mầm mống ung thư ban đầu hoặc tại một cơ quan nào đó trong cơ thể.

Các bác sĩ thường phân loại ung thư tái phát theo mức độ lan rộng và cơ quan phát hiện, cụ thể như sau:

  • Nếu ung thư xuất hiện trở lại ngay tại cơ quan mà trước đó nó khởi phát (hoặc rất gần nơi này) thì được gọi là “tái phát cục bộ“;
  • Nếu khối u xuất hiện trong các hạch bạch huyết hoặc các mô gần nơi phát hiện ung thư ban đầu thì gọi là “tái phát khu vực“;
  • Nếu các tế bào ung thư đã lan rộng và di căn đến các cơ quan khác không liên quan đến vị trí ung thư trước đó thì gọi là ung thư tiến triển hoặc di căn.

Dù ung thư xuất hiện trở lại và lan sang một vị trí khác thì nó vẫn được đặt tên theo cơ quan phát hiện ban đầu. Ví dụ, bệnh nhân bị ung thư vú trở lại nhưng xuất hiện ở gan thì vẫn được gọi là ung thư vú di căn.

Các xét nghiệm chẩn đoán như chụp chiếu hình ảnh, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và phân tích mẫu sinh thiết sẽ giúp bác sĩ kết luận liệu dấu hiệu ung thư của bạn có phải là tái phát hay không. Bởi vì trên thực tế, bệnh nhân có thể đã mắc phải một loại ung thư mới không liên quan đến ung thư ban đầu, gọi là ung thư nguyên phát thứ hai. Đây là tình trạng xảy ra khi một loại ung thư mới xuất phát từ các tế bào ác tính ở một cơ quan khác, không phải do hiện tượng di căn từ ung thư trước đó. Một số xét nghiệm chuyên biệt có chức năng phát hiện tính chất một loại ung thư là tái phát hay mắc mới. Ung thư nguyên phát thứ hai thường ít phổ biến hơn nhiều so với ung thư tái phát, nhưng hiện tượng này vẫn có thể xảy ra.

Bác sĩ cũng có thể sử dụng khái niệm "ung thư tiến triển" để mô tả tình trạng của bệnh nhân. Hiện tượng này khác với “tái phát”, nhưng đôi khi người bệnh nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào thời gian bệnh nhân không có triệu chứng ung thư. Tái phát là khi triệu chứng ung thư biến mất, sau đó quay trở lại, trong khi tiến triển là bệnh ung thư trở nên trầm trọng hơn hoặc lan rộng đến những khu vực khác. Một số trường hợp ung thư nhanh chóng xuất hiện trở lại do tế bào ác tính trở nên kháng thuốc, vì vậy trường hợp này được xem là ung thư tiến triển.

3. Những đối tượng nào thường mắc ung thư trở lại?

Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm có khả năng quay trở lại rất cao

Các bác sĩ không thể dự đoán cụ thể trường hợp nào sẽ tái phát ung thư và tại sao ung thư lại tái phát. Tuy nhiên, bác sĩ có thể biết được bệnh nhân nào có nguy cơ cao ung thư sẽ quay trở lại nếu bệnh có xu hướng tiến triển nhanh và phức tạp. Như vậy, quá trình điều trị ban đầu có ảnh hưởng nhất định đến nguy cơ tái phát ung thư.

Bên cạnh đó, một số loại ung thư có nhiều khả năng quay trở lại hơn những loại khác. Chẳng hạn như, một số thống kê cho thấy:

  • 7/10 phụ nữ bị ung thư buồng trứng sẽ tái phát;
  • Một nửa số bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng dù được phẫu thuật nhưng cũng sẽ tái phát trong 3 năm sau đó.

Trong tương lai, một số xét nghiệm di truyền có thể dự đoán trước liệu một số bệnh ung thư cụ thể, như ung thư vú, ung thư ruột kết và khối u ác tính có khả năng quay trở lại hay không.

4. Chữa trị ung thư tái phát

Ung thư tái phát không phải lúc nào cũng có đáp ứng tương tự với liệu pháp điều trị như lần đầu tiên. Trên thực tế, kế hoạch chữa ung thư tái phát phụ thuộc vào loại ung thư bệnh nhân mắc phải, mức độ tiến triển và vị trí trên cơ thể.

Nếu ung thư tái phát ở vị trí ban đầu, phẫu thuật hoặc xạ trị (phương pháp điều trị tại chỗ) là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, nếu bệnh đã lan đến các cơ quan xa, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị tích cực hơn (phương pháp điều trị toàn thân) như hóa trị liệu, liệu pháp sinh học hoặc miễn dịch.

Bệnh nhân có thể tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng. Những nghiên cứu này cho phép bệnh nhân nhận được những phương pháp điều trị mới nhiều tiềm năng.

5. Sống chung với ung thư tái phát

Nhiều người đã điều trị khỏi ung thư nhưng luôn có tâm trạng lo lắng rằng bệnh của họ sẽ quay trở lại. Nghiên cứu từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy, một năm sau chẩn đoán, khoảng 2/3 bệnh nhân lo ngại ung thư sẽ tái phát.

Một số bệnh ung thư chỉ quay trở lại 1 lần, trong khi một số trường hợp có thể tái phát 2 hoặc 3 lần. Một số bệnh nhân ung thư tái phát có thể không bao giờ được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng đắn và có lối sống thật sự tích cực, nhiều người có thể sống chung với ung thư tái phát trong thời gian dài. Đối với họ, bệnh ung thư giống như một căn bệnh mãn tính, tương tự như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.

6. Làm gì khi ung thư tái phát?

điều trị ung thư
Điều trị ung thư là cuộc chiến lâu dài mà người bệnh cần phải giữ tinh thần tích cực

Trong thời gian đầu phát hiện ung thư tái phát, cuộc sống của bệnh nhân có thể trở nên rất khó khăn. Tuy nhiên, bệnh nhân nên cố gắng duy trì thái độ tích cực và nhớ rằng, luôn có phương án điều trị cho mọi tình huống. Biện pháp chữa ung thư tái phát có thể không hiệu quả ngay lập tức và không thể làm ung thư biến mất, nhưng ít nhất sẽ làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện triệu chứng.

Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn trong khi điều trị ung thư tái phát:

  • Học cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực;
  • Tích cực kiểm soát những triệu chứng của ung thư và tác dụng phụ của điều trị;
  • Dành thời gian cho người thân và bạn bè, chia sẻ với họ về những trải nghiệm đã xảy ra với bạn.

Việc thăm khám định kỳ là biện pháp giúp bệnh nhân phát hiện và ngăn chặn sớm nguy cơ tái phát ung thư. Vì vậy, bệnh nhân sau điều trị ung thư cần thường xuyên thăm khám định kỳ theo lịch trình của bác sĩ.

Trung tâm Ung bướu - Xạ trị tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được xây dựng theo theo tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng mô hình tiếp cận đa chuyên khoa trong chẩn đoán, lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, góp phần chăm sóc người bệnh toàn diện.

Trung tâm Ung bướu - Xạ trị Vinmec là một trong những trung tâm tại Việt Nam được trang bị đầy đủ các mô thức điều trị ung thư: Từ phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, ghép tế bào gốc tạo máu, điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ. Việc chẩn đoán được thực hiện cẩn trọng: Xét nghiệm máu, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tân tiến như: PET/CT, SPECT/CT, MRI..., xét nghiệm huyết tủy đồ, sinh thiết, xét nghiệm hóa mô miễn dịch, chẩn đoán bằng sinh học phân tử. Quá trình điều trị được phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa.

Khoa Ung bướu Vinmec liên tục hợp tác với các bệnh viện uy tín của Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... trong điều trị ung thư, đồng thời cam kết cung cấp các phương pháp điều trị hiện đại nhất, với trình độ chuyên môn cao, thuận tiện, tận tâm và chi phí hợp lý nhất ngay tại Việt Nam.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, cancer.gov

Một ngày làm việc của Bác sĩ Kelly tại trung tâm Ung bướu Vinmec Times City
Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

(Dân trí) - Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính trong đó các tế bào bất thường trong phổi nhân lên một cách mất kiểm soát, dẫn đến hình thành một hay nhiều các khối ung thư.
Điều trị cho thai phụ mắc ung thư vú: Cơ hội nào để bảo vệ hai mạng sống?

Điều trị cho thai phụ mắc ung thư vú: Cơ hội nào để bảo vệ hai mạng sống?

(Dân trí) - Phát hiện mắc ung thư vú giai đoạn tiến triển tại chỗ khi mang thai ở tuần 24, chị LTN (30 tuổi, TPHCM) có nguy cơ phải ngưng thai kỳ để điều trị. Không nỡ từ bỏ...
Uống dầu cá giúp hạn chế ung thư?

Uống dầu cá giúp hạn chế ung thư?

(Dân trí) - Nhiều người cho rằng uống dầu cá có thể giúp chống lại một số loại ung thư phổ biến, vì chứa nhiều Omega-3. Sự thật có phải vậy?
Ung thư da: Trẻ hóa và gia tăng

Ung thư da: Trẻ hóa và gia tăng

(Dân trí) - Bệnh viện Da liễu Trung ương mỗi năm tiếp nhận 500 ca ung thư da đến khám. "So với 5-10 năm trước, tỉ lệ này tăng 50% và có xu hướng trẻ hóa", GS.TS Nguyễn Hữu Sáu...
Việt Nam ghi nhận 180.000 ca mắc mới ung thư mỗi năm

Việt Nam ghi nhận 180.000 ca mắc mới ung thư mỗi năm

(Dân trí) - Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 180.000 ca mắc mới ung thư, trong đó hơn 120.000 ca tử vong. Người bệnh ung thư gặp nhiều khó khăn,...
Thông tin chia sẻ
Ung thư đến từ miệng?

Ung thư đến từ miệng?

Nhân dịp trở lại thăm khám cho bệnh nhân ung bướu trong 2 ngày 26 – 27/10 tại Vinmec Times City, Gs.Bs Hsieh Wenson đến từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ) sẽ dành một buổi khám tư vấn cho các...
Tại sao cần tiến hành tầm soát ung thư phổi?

Tại sao cần tiến hành tầm soát ung thư phổi?

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính hàng đầu, bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện muộn. Theo Globocan năm 2018, trên thế giới số ca ung thư phổi mắc mới là 2,094 triệu trong đó...
Khi ung thư tái phát

Khi ung thư tái phát

Sau khi điều trị thành công, ung thư vẫn có khả năng tái phát trở lại sau một thời gian ở tại cơ quan đó hoặc những vùng xung quanh hoặc di căn xa đến một cơ quan khác trên...
Thực phẩm ngừa ung thư phổi

Thực phẩm ngừa ung thư phổi

(PNO) - Đã có những bằng chứng nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Ung thư có phòng tránh được không?

Ung thư có phòng tránh được không?

Tại Việt Nam, hiện đã có Trung tâm Công nghệ Gen – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là đơn vị đầu tiên tiến hành sàng lọc đột biến gen BRCA1, BRCA2 và APC ngay trong nước. Chương trình...