PhotoStory

Người "cha nuôi" của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Thực hiện: Ip Thiên

(Dân trí) - "Cảm xúc đầu tiên chú hổ trắng nhìn tôi khi nghe tôi gọi thật sự rất hạnh phúc. Tôi rất thương cặp hổ này", ông Huỳnh Thế Hùng (40 tuổi) nhân viên chăm sóc hổ tại Thảo Cầm Viên nói.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 1

"Tôi là một nhân viên chăm sóc thú ở Thảo Cầm Viên. Công việc hằng ngày là chăm miếng ăn và giấc ngủ cho các con vật ở công viên. Chăm thú rất vất vả, nhưng việc tôi làm xuất phát từ đam mê và sự tận tình đối với động vật. Tôi xem chúng như những đứa con của mình, đặt biệt là cặp hổ trắng này", ông Hùng vừa quan sát chú hổ trắng mà ông chăm sóc bao năm qua, vừa nói.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 2

6h30 sáng, ông Hùng bắt đầu một ngày làm việc bằng việc dọn dẹp vệ sinh chuồng động vật.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 3

"Khách tham quan chỉ có thể ngắm những động vật ở Thảo Cầm Viên qua lớp kiếng dày. Nên tôi lau dọn chúng thật kỹ, để người dân có thể quan sát động vật một cách rõ nhất", ông Hùng nói.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 4

Cặp hổ trắng theo dõi ông Hùng làm việc từ khu vực chuồng nhỏ đã được cài then và khóa cẩn thận. Khu chuồng nhỏ có hai khoang, mỗi khoang rộng hơn 30m2, được xây dựng kiên cố để nhân viên có thể an toàn dọn vệ sinh bên ngoài sân chơi và đàn hổ có thể nghỉ ngơi thoải mái bên trong.

"Đây là động vật thú dữ, nên theo quy định của công ty, chúng tôi không được tiếp xúc quá gần với động vật để giữ an toàn cho bản thân", ông Hùng chia sẻ.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 5

13h trưa tại nhà bếp của sở thú, ông Hùng cắt những tảng thịt bò lớn để chuẩn bị khẩu phần ăn cho cặp hổ trắng. Ông cho hay, mỗi ngày cặp hổ ăn hai bữa, trưa và tối. Khẩu phần ăn mỗi con là 5kg thịt mỗi bữa. Các loại thịt thường cho hổ ăn là thịt bò, thịt trâu, gà.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 6

Thùng thịt bò sau khi chuẩn bị xong được đưa lên xe tải nhỏ, chở đến khu vực chuồng hổ.

"Loài hổ trắng Bengal này vốn chỉ sống ở khu vực Bangladesh, Trung Quốc, Bhutan. Việt Nam không phải là khu phân bố tự nhiên của chúng. Việc chăm sóc và cho ăn phải được đảm bảo khoa học và kỹ lưỡng để con vật có thể sống và phát triển một cách tốt nhất", ông Hùng cho hay.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 7

Những chiếc cổng chuồng luôn được khóa lại rất cẩn thận, và chỉ có nhân viên chăm sóc thú mới có chìa khóa ra vào.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 8
Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 9

Ông Hùng gọi cặp hổ di chuyển vào khu chuồng nhỏ, để ông có thể chuẩn bị và bố trí thức ăn ngoài khu vực sân chơi của chuồng hổ. Cặp hổ rất nghe lời ông Hùng. Mỗi khi nghe tiếng ông kêu thì chúng đều nhìn và đi tới.

"Chăm sóc chúng hơn 3 năm, nên chúng tôi rất hiểu nhau. Tôi hiểu rõ những tập tính của hai con hổ và chúng cũng quen hơi của tôi. Điều đó làm cho công việc chăm sóc trở nên dễ dàng hơn. Dù luôn phải giữ khoảng cách an toàn, nhưng giữa tôi và cặp hổ luôn có sự gắn bó thân thiết", ông Hùng nói.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 10

Cái lỗ nhỏ được ông Hùng dùng để chui ra vào từ khu vực nhà kho ra sân chơi chuồng hổ.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 11
Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 12
Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 13
Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 14

Ông Hùng nhét những miếng thịt sống vào trong một cái ống nhựa được thiết kế đặt biệt giành cho hổ ăn. Sau đó, ống thịt được ông Hùng treo cố định lên cao ở giữa sân chuồng hổ.

"Tập tính săn mồi của hổ là rình mò và vồ bắt, việc treo ống thức ăn lên cao ở chỗ khó tìm giúp con vật phát huy được các giác quan để tìm kiếm thức ăn. Chiếc ống nhựa được thiết kế có nhiều lỗ tròn bên cạnh để chúng có thể dùng vuốt và răng nanh để vồ lấy, xâu xé con mồi", người chăm hổ chia sẻ.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 15

Khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, ông Hùng mở các khóa then cài, chuẩn bị mở cửa cho hổ ra ăn. Cặp hổ trắng được đặt tên là Đực và Cái, nhanh chóng phát hiện ra "con mồi" đang treo trên cao.

Đực và Cái sinh ra tại Thảo Cầm Viên vào năm 2015, nay đã nặng gần hai tạ rưỡi. Cặp hổ là kết quả phối giống tự nhiên và chăm sóc thành công của Thảo Cầm Viên từ hai hổ bố mẹ được nhập từ vườn thú Elmvale (Canada) vào năm 2009.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 16

Chúng dùng những chiếc răng nanh sắc, và móng vuốt nhọn để xâu xé thịt chìa ra từ ống nhựa.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 17

Ông Huỳnh Phương Hải (34 tuổi, ngụ Quận 7) dẫn gia đình mình tới tham quan sở thú trong những ngày Tết cho biết: "Thật may mắn và thú vị khi được chứng kiến cảnh các nhân viên cho hổ ăn. Nhìn chúng thật mạnh mẽ, xứng danh chúa sơn lâm".

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 18

Trẻ em thích thú khi được tương tác gần với hổ trắng qua lớp kính dày trong suốt.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 19
Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 20

Qua quan sát có thể dễ dàng nhận ra tính cách riêng biệt của cặp hổ. Con đực nhìn có vẻ điềm tĩnh, trong khi con cái tỏ ra hoạt bát hơn.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 21

Ông Hùng theo dõi sát những cử chỉ cũng như thái độ của con vật trong khi ăn và chơi trong sân chuồng để nắm được tình trạng sức khỏe của chúng.

Người cha nuôi của chúa sơn lâm ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - 22

Ông Hùng tâm sự: "Chăm lo cho cặp hổ nhiều năm, nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất của chúng với tôi là lần đầu tiên tôi gọi mà chúng nghe lời. Những ngày đầu nhận việc, tôi cũng có chút lo lắng, vì đây là loài thú dữ. Sau gần một năm chăm sóc và gắn bó với chúng, cặp hổ đã dần quen hơi và nghe lời mỗi khi tôi gọi. Cảm xúc đầu tiên chú hổ trắng nhìn tôi khi nghe tôi gọi thật sự rất hạnh phúc".

"Nhân dịp năm mới, Tết Nhâm Dần 2022, tôi chúc mọi người nhiều sức khỏe, chúc cho thành phố có thể vươn mình mạnh mẽ như chúa sơn lâm, kinh tế phục hồi lại sau một năm dịch khó khăn. Tôi cũng mong các con vật ở Thảo Cầm Viên luôn khỏe mạnh để nhiều khách đến tham quan, vui chơi", ông Huỳnh Thế Hùng nói thêm.