PhotoStory

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An

Thực hiện: Nguyễn Phê

(Dân trí) - Chủ nhân của tòa lâu đài hàng chục tỷ đồng ở vùng quê Nghệ An khởi nghiệp từ nghề buôn phế liệu. Tòa lâu đài được hoàn thiện vào đầu năm 2024 với nhiều chi tiết dát vàng khiến người xem hoa mắt.

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 1

Tòa lâu đài trị giá hơn 70 tỷ đồng của đại gia buôn phế liệu là anh Nguyễn Vĩnh Thoan (SN 1978, trú ở xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), khiến nhiều người phải trầm trồ vì độ hoành tráng. Tòa lâu đài của anh Thoan tọa lạc cạnh quốc lộ 7A, xóm 12, xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. 

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An (Video: Nguyễn Phê).

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 2

Lâu đài của anh Thoan được khởi công xây dựng từ tháng 2/2022 và thiết kế theo kiến trúc Pháp. Tông màu chủ đạo là vàng đồng, tím xanh, tổng mức đầu tư hơn 70 tỷ đồng.

Tòa nhà có diện tích sàn 400m2 trên tổng diện tích 7.200m2, bao gồm cả khuôn viên, sân vườn, với 3 tầng chính, 3 tầng tum (tum cao nhất 18m). Tổng chiều cao công trình gần 40m.

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 3

Ngay từ cổng vào, căn biệt thự đã gây choáng với phần bảng tên "Lâu đài Thoan Bình" được mạ vàng. Đây là tên lồng ghép của cặp vợ chồng anh Nguyễn Vĩnh Thoan và chị Phạm Thị Bình. Vợ chồng anh Thoan có với nhau được 4 người con (2 trai 2 gái).

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 4

Gia chủ tuổi ngựa, nên cánh cổng ra vào được làm bằng đồng mạ vàng và hình hai con ngựa chiến. 

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 5

Bước từ cổng vào trong, đập vào mắt từ tường nhà, các loại đồ dùng với nhiều chi tiết được dát vàng công nghiệp và vàng 24k.

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 6

Tầng 1 là phòng khách với nội thất gỗ được chạm khắc tinh xảo. Đối lập với sự xa hoa của vàng là nét cổ điển, trầm ấm của gỗ cùng những thiết bị hiện đại.

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 7
Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 8
Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 9

Những chiếc giường được khảm bằng ngọc trai và dát vàng sáng loáng, với nhiều đường nét tinh xảo. 

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 10

Điều đặc biệt hơn cả có thể nói tới trong lâu đài này là công trình vệ sinh gồm bồn cầu và bồn tiểu tiện được dát vàng bóng loáng.

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 11

Chủ tòa lâu đài thiết kế không gian phòng khách với bộ bàn ghế đồ sộ bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo ở phía bên trái căn phòng. Đối diện phòng khách là khu vực hát karaoke của gia đình với nội thất khá bắt mắt.

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 12

Phía ngoài lâu đài được trang trí phù điêu, hoa văn cách điệu rất kỳ công. Trước tòa lâu đài có khoảng sân rộng hàng trăm mét vuông được chủ tòa lâu đài thiết kế đài phun nước theo phong cách hiện đại.

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 13

Đến nay, công trình này cơ bản hoàn thiện và gia chủ đã đưa vào sử dụng. Hằng ngày, tại tòa lâu đài của gia đình anh Thoan có rất nhiều người, du khách khi đi qua đây đều ghé vào tham quan, chiêm ngắm. 

Hoa mắt với tòa lâu đài dát vàng của đại gia phế liệu ở quê lúa Nghệ An - 14

Ông Phạm Công Hùng, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành (huyện Yên Thành) cho hay, mảnh đất này vốn là đất ở và đất vườn được anh Thoan mua lại của 4 hộ dân rồi chuyển đổi thành đất ở để xây lâu đài kỳ công này. 

Anh Nguyễn Vĩnh Thoan cho biết, bản thân anh học đến lớp 7, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh phải nghỉ học. Cũng từ đó, anh tha phương, rong ruổi mưu sinh, buôn bán phế liệu khắp nơi từ Nghệ An ra Thanh Hóa vào Hà Tĩnh rồi Hà Nội… với bao gian truân, vất vả.

Sau 8 năm làm nghề buôn bán phế liệu, anh bén duyên với cô gái cùng quê Phạm Thị Bình (SN 1980). 

Những tháng ngày bôn ba, tích góp được ít tiền, năm 2004, vợ chồng anh mua được một lô đất cạnh quốc lộ 7, mở xưởng kinh doanh, thu mua sắt vụn, buôn bán phụ tùng ô tô các loại. Đến nay, gia đình anh làm nghề này cũng gần 30 năm, tích cóp được chút ít nên quyết định xây nhà.