Tổng quan bệnh Tiêu chảy
Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng trẻ đi phân đi lỏng hay phân nước từ 3 lần/ngày. Trẻ bị tiêu chảy mãn tính có thể đi phân lỏng, chảy nước liên tục hoặc ngắt quãng từ 4 tuần trở lên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ ở mọi lứa tuổi.
Tiêu chảy chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn được gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến ở trẻ, thường chỉ kéo dài vài ngày và tự khỏi. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp bởi thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hoặc trẻ bị nhiễm virus.
Nguyên nhân bệnh Tiêu chảy
Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng và hầu hết các đợt kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, chuột rút và mất nước. Một số lý do phổ biến nhất khiến trẻ bị tiêu chảy bao gồm:
Nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella và hiếm khi là ký sinh trùng như giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ. Cùng với phân lỏng hoặc nước, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus thường bao gồm nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu và sốt.
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng gồm nôn mửa và có xu hướng hết trong vòng 24 giờ.
Các nguyên nhân khác của tiêu chảy bao gồm như bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn, dị ứng thực phẩm và bệnh celiac.
Khối u thần kinh - khối u thường xuất phát từ trong đường tiêu hóa.
Bệnh Hirschsprung - là bệnh bẩm sinh có tình trạng khi trẻ được sinh ra bị thiếu các tế bào thần kinh trong cơ bắp của một phần hoặc toàn bộ đại tràng.
Xơ nang - Là bệnh di truyền dẫn đến sự tích tụ chất nhầy dày ngăn cản cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan - một nhóm bệnh phức tạp đặc trưng bởi lượng tế bào bạch cầu cao hơn bình thường, được gọi là bạch cầu ái toan, trong các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa.
Thiếu kẽm
Triệu chứng bệnh Tiêu chảy
Mất nước là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy mức độ vừa hoặc nặng thì gây mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mất nước nhiều rất nguy hiểm do nó có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi đến cơ sở Y tế khi trẻ có các triệu chứng:
Chóng mặt
Chuột rút
Đầy hơi, đau bụng, buồn nôn
Sốt
Phân có máu
Khô, dính miệng
Nước tiểu màu vàng đậm, hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu
Ít hay không có nước mắt khi khóc
Da lạnh, khô da
Mệt mỏi
Đường lây truyền bệnh Tiêu chảy
Khi chạm vào phân của người bị nhiễm bệnh (chẳng hạn như khi chạm vào tã bẩn)
Khi chạm vào đồ vật bị nhiễm phân của người bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn và sau đó tay bị nhiễm chạm vào miệng hay thực phẩm.
Sử dụng các thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm
Đối tượng nguy cơ bệnh Tiêu chảy
Những trẻ sống trong gia đình nhiều thành viên, vệ sinh kém, trình độ học vấn của mẹ thấp, trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng và trẻ không được bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời… đều có nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao.
Phòng ngừa bệnh Tiêu chảy
Rửa tay đúng cách làm giảm sự lây lan của vi khuẩn có thể gây ra tiêu chảy.
Tiêm vắc-xin rotavirus để ngăn ngừa tiêu chảy do rotavirus.
Khi đi du lịch, hãy chắc chắn rằng bất cứ thứ gì trẻ ăn và đồ uống đều an toàn. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn khi đi du lịch đến các nước đang phát triển. Để đảm bảo an toàn khi đi du lịch:
Không uống nước máy hoặc dùng nước máy để đánh răng
Không sử dụng đá lạnh làm từ nước máy
Không uống sữa chưa tiệt trùng (do chưa diệt được các vi khuẩn gây tiêu chảy)
Không ăn trái cây và rau tươi khi chưa được rửa sạch và gọt vỏ
Không ăn thịt hoặc cá chưa nấu chín
Không ăn thực phẩm từ người bán hàng rong
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Tiêu chảy
Khám bệnh:Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật, triệu chứng của tiêu chảy.
Xét nghiệm: Một số loại xét nghiệm mà bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ như sau
Nuôi cấy phân để kiểm tra vi khuẩn hoặc ký sinh trùng bất thường trong đường tiêu hóa của trẻ.
Đánh giá phân để kiểm tra tính chất của phân
Xét nghiệm máu để loại trừ một số bệnh
Siêu âm để loại trừ các vấn đề bất thường về cấu trúc giải phẫu của hệ tiêu hóa
Xét nghiệm kiểm tra sự không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng.
Nội soi đại tràng sigma. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xem toàn bộ khung đại tràng và một phần của ruột con của trẻ tìm ra nguyên nhân gây ra tiêu chảy, đau dạ dày, táo bón, tăng trưởng bất thường và chảy máu.
Các biện pháp điều trị bệnh Tiêu chảy
Điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, tuổi và sức khỏe nói chung, mức độ nghiệm trọng của tiêu chảy của trẻ.
Mất nước là mối quan tâm chính đối với bệnh tiêu chảy. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách bổ sung chất lỏng bị mất theo nhiều cách khác nhau như bù nước và điện giải, truyền dịch. Thuốc kháng sinh có thể được kê khi nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân gây tiêu chảy.
Trẻ em nên uống nhiều nước, việc này giúp bổ sung các chất lỏng mà cơ thể bị mất. Nếu trẻ bị mất nước, phụ huynh hãy đảm bảo rằng:
Cho trẻ sử dụng bù điện giải bằng oresol được pha theo đúng tỷ lệ.
Tránh nước trái cây hoặc soda do có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn.
Không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống nước lọc
Không cho trẻ ở mọi lứa tuổi quá nhiều nước lọc do có thể nguy hiểm.
Bà mẹ tiếp tục cho con bú do khi bú sữa mẹ, trẻ ít bị tiêu chảy hơn.