Truyền nhiễm

Tra cứu bệnh / Thông tin chia sẻ

"Đánh" lại cảm cúm

Thời tiết thay đổi đột ngột khi cơ thể chưa kịp thích ứng tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh cảm cúm phát triển.
"Đánh" lại cảm cúm
"Đánh" lại cảm cúm (Nguồn: Vinmec)

Thời tiết thay đổi đột ngột khi cơ thể chưa kịp thích ứng tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh cảm cúm phát triển. Những dấu hiệu dễ nhận biết là các triệu chứng hắt hơi và ho kéo dài. Một số cách sau có thể giúp bạn phòng tránh hoặc sẽ đối phó tốt hơn nếu gặp phải căn bệnh theo mùa này.

Tiêm phòng

Tiêm các vacxin phòng cúm hằng năm và chú ý thời điểm. Tốt nhất bạn nên tiêm vào các thời gian giao mùa hoặc trước khi thời tiết bắt đầu ấm ướt, bệnh cúm dễ phát triển thành dịch. Trẻ em từ 6 tháng tuổi cho đến người trưởng thành, người già đều khuyến khích nên tiêm phòng bệnh. Dù không may mắn bị mắc bệnh, nhưng khi bạn đã tiêm phòng, các triệu chứng bệnh của bạn cũng nhẹ hơn.

Hắt hơi đúng cách

“Khi ho hoặc hắt hơi mà bạn dùng tay che miệng hoặc bịt mũi, bạn đang vô tình lây lan các vi trùng khi tay bạn tiếp xúc lên các bề mặt khác” theo Warren McDougle, phụ trách chương trình dịch tễ học, sở y tế Hillsborough, Tampa, Hoa Kỳ. Thay vì sử dụng bàn tay, bạn nên ho hoặc hắt hơi vào bên trong khuỷu tay của mình. Nếu vô tình dùng tay, bạn cần tránh truyền bệnh cho mọi người bằng cách rửa tay ngay sau đó.

Giữ gìn vệ sinh

Dù trong nhà hay tại nơi làm việc, bạn nên thường xuyên sử dụng khăn lau khử trùng để vệ sinh những chỗ “tiềm ẩn” bệnh như tay nắm cửa, điện thoại, điều khiển các thiết bị, bàn phím máy tính... Điều tưởng chừng không cần thiết này lại giúp bạn tự bảo vệ mình trong môi trường luôn thường trực mầm bệnh.

Rửa tay thường xuyên

Rửa tay trước khi ăn, khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc tiếp xúc với các vật dụng bằng cách dùng nước ấm và xà phòng rửa tay từ 20 – 30 giây là cách giúp bạn ngăn ngừa vi khuẩn cảm cúm.

Rửa tay trước khi ăn, khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc tiếp xúc với các vật dụng
Rửa tay trước khi ăn, khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc tiếp xúc với các vật dụng

Chú ý với nước khử trùng

Nước khử trùng giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn trên tay. Tuy nhiên nếu lạm dụng, lượng chất khử trùng bị sót lại trên tay, theo thời gian không sẽ có tác dụng ngược. Tốt nhất, bạn chú ý không nên sử dụng thuốc khử trùng quá 6 lần/ ngày.

Uống nhiều nước

Khi bị cảm lạnh, bạn nên uống nhiều nước vì nước giúp cơ thể làm việc trơn tru hơn và việc hô hấp bằng mũi được thực hiện dễ dàng. Bạn có thể ăn các món súp, món ăn nhiều nước, giúp cơ thể thoát mồ hôi và cảm thấy dễ chịu hơn.

Thận trọng với các chất bổ sung

Kẽm, echinaceo hay Vitamin C được mọi người tin tưởng có thể giúp kiềm chế bệnh cảm cúm. Các nhà nghiên cứu lại tìm thấy, kẽm không bổ trợ rút ngắn được quá trình cảm lạnh thông thường, chất kẽm trong thuốc xịt mũi có thể gây mất khứu giác. Vitamin C và Echinacea cũng được chứng minh không có tác dụng trong quá trình trị cảm cúm.

Ngủ giấc ngủ ngon

Nếu bạn bị cảm cúm, ngủ là phương thuốc tốt nhất. Giấc ngủ cho phép cơ thể bạn sản sinh ra năng lượng và chống nhiễm trùng. Thay vì mệt mỏi tại nơi làm việc, bạn nên ở nhà và hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

(Theo Shoppinglifestyle)

Nguồn : Vinmec
Thông tin liên quan
Trở về từ Thái Lan, người đàn ông nhập viện vì bệnh truyền nhiễm

Trở về từ Thái Lan, người đàn ông nhập viện vì bệnh truyền nhiễm

(Dân trí) - Sau khi trở về từ Thái Lan, người đàn ông tại Quảng Bình xuất hiện các triệu chứng bất thường và phải nhập viện điều trị. Qua xét nghiệm, bệnh nhân được xác định bị sốt rét...
Mầm bệnh truyền nhiễm vẫn hiện hữu, phụ huynh không nên trì hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ

Mầm bệnh truyền nhiễm vẫn hiện hữu, phụ huynh không nên trì hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ

(Dân trí) - Trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm vẫn đang tiềm ẩn trong cộng đồng như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Việc tiêm...
Bé gái 11 tuổi tử vong ở Cao Bằng mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Bé gái 11 tuổi tử vong ở Cao Bằng mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

(Dân trí) - Ngày 23/11, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có kết quả xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm dương tính với bạch hầu. Đây là bé gái, tử...
6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chực chờ tấn công trẻ dưới 6 tháng

6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chực chờ tấn công trẻ dưới 6 tháng

(Dân trí) - Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch non yếu và chưa có miễn dịch đầy đủ từ vaccine, trong đó có 6 bệnh nguy hiểm hàng đầu là bạch...
Đậu mùa khỉ được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

Đậu mùa khỉ được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B

(Dân trí) - Bộ Y tế vừa có quyết định bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và...
Thông tin chia sẻ
Xét nghiệm HIV

Xét nghiệm HIV

Một đêm lầm lỡ em đã quan hệ với gái mại dâm và không đeo bao cao su, vậy em có bị nhiễm HIV không bác sĩ?
"Đánh" lại cảm cúm

"Đánh" lại cảm cúm

Thời tiết thay đổi đột ngột khi cơ thể chưa kịp thích ứng tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh cảm cúm phát triển.
Dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu

Dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu

Trước khi có ý định sinh em bé, nhiều người đã chủ động tiêm phòng các loại vacxin, tuy nhiên, nếu không may có những dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu sau đây thì cũng cần phải lưu ý...
Biểu hiện nhiễm HIV ở nữ giới

Biểu hiện nhiễm HIV ở nữ giới

HIV là một virus nguy hiểm, có thể lây nhiễm cho cả hai giới, tấn công và phá hủy hệ miễn dịch. Vậy triệu chứng HIV ở phụ nữ là gì?
Xử trí sốt phát ban gây ngứa?

Xử trí sốt phát ban gây ngứa?

Sốt phát ban có thể gây ngứa ngáy với những trường hợp làn da nhạy cảm. Tổn thương da do sốt phát ban thường không gây nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy...