DMagazine

Gói 38.000 tỷ đồng: Cứu người lúc "chấp chới" - Quyết sách chưa có tiền lệ!

(Dân trí) - "Về bản chất, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là tiền của người lao động đóng vào, giờ rút ra, hỗ trợ kịp thời cho người lao động là hợp lý", Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nói.

Vừa qua, UB Thường vụ Quốc hội đồng ý cho Chính phủ dùng một phần kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020, khoảng 38.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động. Xung quanh vấn đề này, các chuyên gia, người am hiểu có nhiều đánh giá chính sách, cách làm và đối tượng thụ hưởng.

Gói 38.000 tỷ đồng: Cứu người lúc chấp chới - Quyết sách chưa có tiền lệ! - 1
Gói 38.000 tỷ đồng: Cứu người lúc chấp chới - Quyết sách chưa có tiền lệ! - 3

Trao đổi với PV Dân trí, GS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Khóa XV cho rằng, quyết định hỗ trợ 38.000 tỷ đồng từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là chưa có tiền lệ, mang tính nhân văn.

Ông Cường phân tích, quyết sách kịp thời và mang tính nhân văn, có độ phủ rất rộng lên đến gần 13 triệu lao động đang bị tác động bởi đại dịch, những đối tượng thực sự khó khăn.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, về bản chất, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp chỉ chi trả cho người lao động có tham gia bảo hiểm trước đó, nay bị mất việc, chấm dứt hợp đồng lao động. Nhưng ở đây, nhà nước quyết định chi trả cho cả người lao động đang khó khăn, tức là chưa chờ họ thất nghiệp thì đã chi trả rồi.

"Việc chủ động khai thác nguồn tiền kết dư để hỗ trợ người lao động chưa phải thất nghiệp, vẫn đang làm việc nhưng gặp khó khăn là hết sức nhân văn, sáng tạo", GS Cường nói.

Gói 38.000 tỷ đồng: Cứu người lúc chấp chới - Quyết sách chưa có tiền lệ! - 5

Ông Cường khẳng định: "Về bản chất, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là tiền của người lao động, người sử dụng lao động đóng vào, giờ tiền được rút ra, hỗ trợ kịp thời cho người lao động là hợp lý. Bình thường, khi rơi vào cảnh thất nghiệp, người lao động làm hồ sơ đề nghị được hỗ trợ thất nghiệp là đương nhiên, nhưng lần này chúng ta làm rộng ra, hỗ trợ cả người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng gặp khó khăn do Covid-19. Rõ ràng, chính sách đó rất đúng đắn, chủ động sáng tạo, kịp thời hỗ trợ khi người lao động, đa phần đang ở cảnh khó khăn".

Gói 38.000 tỷ đồng: Cứu người lúc chấp chới - Quyết sách chưa có tiền lệ! - 7

Cũng trao đổi với PV Dân trí, TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội rất tán thành với quyết định lịch sử này.

Ông Lợi chia sẻ: "Tôi rất hoan nghênh, bởi đây là gói hỗ trợ từ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ chỉ dành chi trả trực tiếp cho người lao động khi mất việc. Trong lúc khốn khó vì đại dịch, chúng ta dùng gói hỗ trợ này để trợ giúp người lao động là đúng bản chất của chính sách".

Chính sách chi trả của bảo hiểm thất nghiệp lần này, theo đánh giá của TS Bùi Sỹ Lợi, làm đúng vai trò và bổn phận "bà đỡ" cho người lao động khi gặp khó khăn, rủi ro, đặc biệt là trong tác động tiêu cực của đại dịch.

Về việc chi trả, ông Lợi nhận định, các cơ quan hoàn toàn có thể làm đúng đối tượng và nhanh chóng thực hiện dựa trên dữ liệu sẵn có.

Gói 38.000 tỷ đồng: Cứu người lúc chấp chới - Quyết sách chưa có tiền lệ! - 9

"Quan điểm của tôi là, chúng ta có danh sách người lao động, doanh nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng, năm rồi, bây giờ việc triển khai thực hiện Nghị quyết 116 của Chính phủ hoàn toàn là khai thác dữ liệu đó, có thể chi trả chính xác từng người", TS Lợi nói.

Ông Lợi chỉ rõ, các cơ quan thực hiện hoàn toàn có thể làm nhanh, chi trả sớm cho người lao động dựa trên danh sách người lao động, doanh nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. "Trước mắt cứu người lao động trước, sau đó mới hoàn thiện hồ sơ sau" là thông điệp được nguyên Phó Chủ nhiệm UB Xã hội của Quốc hội khuyến cáo.

Gói 38.000 tỷ đồng: Cứu người lúc chấp chới - Quyết sách chưa có tiền lệ! - 11
Gói 38.000 tỷ đồng: Cứu người lúc chấp chới - Quyết sách chưa có tiền lệ! - 13

Lao động chạy dịch, ôm nợ về quê (Thực hiện: Hoàng Lam)

Ông Lợi nhấn mạnh: "Tôi nhắc lại, đây là gói hỗ trợ mang tính cấp bách, "cứu cánh" cho người lao động thực sự khó khăn. Thủ tục hành chính phải nhanh, có công nghệ thông tin ứng dụng rồi, sử dụng để làm, không thể sai, không thể thiếu được".

"Quan điểm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nội dung, cách thức thực hiện gói an sinh mới này, tôi thấy hoàn toàn đúng đắn, chính xác và kịp thời", ông Lợi đánh giá, từ quan điểm của một chuyên gia trong lĩnh vực lao động - việc làm.

Ngoài ra, theo TS Lợi, phải làm rõ đối tượng thụ hưởng là chỉ lao động được đóng bảo hiểm thất nghiệp mới được hưởng. Khi họ hoặc chủ sử dụng lao động đóng tiền, cơ quan bảo hiểm có mã số trong hệ thống VssID (ứng dụng quản lý của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam - PV)... Việc tổ chức thực hiện hoàn toàn có căn cứ, cơ sở và hệ thống khoa học.

Gói 38.000 tỷ đồng: Cứu người lúc chấp chới - Quyết sách chưa có tiền lệ! - 15

Trao đổi nhanh với PV Dân trí, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần May 10 nhận xét, đây là định hướng chính sách rất kịp thời của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong lúc đời sống người lao động cực kỳ khó khăn.

"Thực chất số tiền thất nghiệp là người lao động đóng vào. Không phải là ngân sách của Chính phủ mà là tiền của doanh nghiệp cần nhận được khi khó khăn. Chính sách kịp thời, cách làm sáng tạo này góp phần giảm bớt tác động của đại dịch đến đời sống người lao động" - ông Việt nhấn mạnh.

Gói 38.000 tỷ đồng: Cứu người lúc chấp chới - Quyết sách chưa có tiền lệ! - 17
Gói 38.000 tỷ đồng: Cứu người lúc chấp chới - Quyết sách chưa có tiền lệ! - 19

Trả lời báo giới mới đây, ông Lê Hùng Sơn, Phó Giám đốc Bảo Hiểm Xã hội Việt Nam cho biết: Đối tượng được nhận hỗ trợ của gói 38.000 tỷ đồng là 13 triệu người đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ điều kiện hưởng chính sách và số đơn vị được giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống 0% trong 12 tháng từ 01/10/2021 trở đi là 386.000 đơn vị.

Gói 38.000 tỷ đồng: Cứu người lúc chấp chới - Quyết sách chưa có tiền lệ! - 21

Các đối tượng không được nhận hỗ trợ từ gói 38.000 tỷ đồng dù có tham gia hoặc được đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội là người làm việc cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên.

Như vậy, có thể nói, trong 15 triệu người đóng bảo hiểm thất nghiệp, được đơn vị đóng bảo hiểm thất nghiệp, có 2 triệu đối tượng có đóng bảo hiểm thất nghiệp, nhưng đã được hưởng lương hoặc được ngân sách nhà nước chi trả thường xuyên nên không được hưởng chính sách này.

Về mức hỗ trợ: Tại Nghị quyết số 116/NQ-CP, có 6 mức hỗ trợ cho người đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng dựa trên thời gian họ đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Từ mức thấp nhất là 1,8 triệu đồng cho người có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng và cao nhất lên đến 3,3 triệu đồng/người, cho người đóng bảo hiểm thất nghiệp 11 năm (132 tháng).

Gói 38.000 tỷ đồng: Cứu người lúc chấp chới - Quyết sách chưa có tiền lệ! - 22