DMagazine

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng

(Dân trí) - Do số phận đặc biệt của mình mà trong cả thế kỷ tồn tại, chuông chùa Cổ Lễ (Nam Định) chưa được đánh một lần nào.

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng

Do số phận đặc biệt của mình mà trong gần thế kỷ tồn tại, chuông chùa Cổ Lễ (Nam Định) chưa được đánh một lần nào.

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 1

Tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một di tích lịch sử – văn hoá đặc biệt cấp quốc gia của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 2

Chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ XII thời Lý Thần Tôn, trên một nền đất vuông, rộng gần 10 mẫu Bắc bộ, cảnh quan sơn thủy hữu tình, xung quanh có sông nhỏ và hồ bao quanh.

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 3

Ngôi chùa linh thiêng này ngoài thờ Phật, còn thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không. Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không sinh đầu thế kỷ XII, hương quán tại làng Điền Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 4

Đại Hồng Chung (chuông) được đúc vào khoảng những năm 1936. Trong quá trình đúc chuông, vì tôn kính ngôi chùa linh thiêng nên nhiều tín đồ, phật tử đã công đức cả nhẫn, vòng, vàng hòa tan trong đó. Quả chuông cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cm, đây là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam. Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Nho.

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 5

Khi quả chuông khổng lồ nặng 9.000kg vừa đúc xong thì kháng chiến bùng nổ, nhân dân trong vùng đề phòng sự phá hoại của giặc nên đã đem ngâm quả chuông xuống hồ. 

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 6

Đến năm 1954, chuông mới được trục vớt và được đặt trên bệ đá cho du khách tham quan từ đó đến nay.  Do số phận đặc biệt của mình mà trong gần một thế kỷ tồn tại, chuông chùa Cổ Lễ chưa được đánh một lần nào.

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 7
Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 8
Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 9
Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 10

Chùa Cổ Lễ có sự khác biệt rất lớn và rõ rệt về kiến trúc so với các ngôi chùa cổ khác ở Việt Nam. Nếu như chùa cổ Việt Nam thường thấp và trải rộng bề ngang với bộ khung gỗ lim vững chắc thì chùa Cổ Lễ không những rộng mà còn rất cao với kiến trúc mái vòm kiên cố.

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 11

Sự kéo léo kết hợp giữa các yếu tố kiến trúc cổ truyền với kiến trúc Gô-tích của Gia-tô giáo đã làm nên nét khác biệt, độc đáo của ngôi chùa này.

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 12
Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 13
Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 14
Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 15

Tương truyền rằng khi xây chùa, các nhà sư không cần một bản vẽ thiết kế nào, không cần một chút vật liệu hiện đại là xi măng, sắt thép mà chỉ là gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản và công sức của nhân dân để xây dựng nên ngôi chùa có kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính. 

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 16

Điểm nhấn của tổng thể kiến trúc chùa Cổ Lễ chính là tháp Cửu phẩm liên hoa thuộc loại kiến trúc nhiều tầng vươn cao dần lên không trung đây là một đặc trưng của kiến trúc nhà Phật. Tháp cao 32m, do chín tầng hoa sen liên kết hợp thành, mang ý nghĩa “cửu trùng” là chín tầng trời, đặc thù tín ngưỡng của đạo Phật. 

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 17

Đế tháp được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu quay vào phía chùa. Con rùa được nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn núi giả khá lớn, có đắp bốn con voi to bằng voi thật. Trong lòng tháp có cầu thang gồm 98 bậc xoắn ốc đến đỉnh. 

Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 18
Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 19
Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 20
Quả chuông nặng 9 tấn, gần 100 năm chưa đánh một lần trong ngôi chùa thiêng - 21

Hội chùa Cổ Lễ một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Nam Định còn bảo lưu được nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người..., phản ánh đời sống văn hóa phong phú, đa dạng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.