PhotoStory

Khoảnh khắc Thượng úy vác cháu bé đuối nước... "hút" dư luận trong tuần

(Dân trí) - Thượng úy vác cháu bé đuối nước chạy quanh sân, nhiều chữ ký giống nhau trong sổ hỗ trợ, nóng vụ tiếp viên karaoke 16 tuổi bị cưỡng hiếp… là các thông tin an sinh hấp dẫn trên Dân trí tuần qua.

Khoảnh khắc Thượng úy vác cháu bé đuối nước... hút dư luận trong tuần - 1

Bộ trưởng Lao động truy, TPHCM 400.000 người mất việc, sao hỗ trợ chỉ 200?

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu câu hỏi đó khi chủ trì cuộc họp với các địa phương trọng điểm về các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động sáng 3/11.

Tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Trần Ngọc Sơn báo cáo con số đồng nhất về số doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất sản xuất lại.

Bộ trưởng Dung hỏi lại ngay: "Số người đóng bảo hiểm giảm lớn thế chính là số có quan hệ lao động nhưng sao thống kê về chính sách hỗ trợ người phải chấm dứt hợp đồng lao động do dịch chỉ ở mức 197 người, số lao động nghỉ việc vỏn vẹn… 1 người? Số tiền cho các doanh nghiệp vay trả lương người lao động cũng chỉ đạt 38 tỷ đồng. Tôi rất nghi ngờ con số này".

Lúng túng, vị Phó Giám đốc Sở xin thêm thời gian để kiểm tra, giải trình với Bộ trưởng về những con số chênh lệch này. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung hạn định, đến đầu giờ buổi làm việc chiều, Sở Lao động TPHCM cần có câu trả lời cụ thể về vấn đề này…

Khoảnh khắc Thượng úy vác cháu bé đuối nước... hút dư luận trong tuần - 2

"Tăng cường bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và trẻ mồ côi vì Covid-19"

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà khẳng định, an sinh xã hội, an ninh con người được Việt Nam xác định là yếu tố xuyên suốt trong quá trình phát triển, chăm sóc và bảo vệ trẻ em mồ côi vì Covid-19 .

Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh: "Việt Nam luôn xác định việc thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển đổi mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân; an sinh xã hội, an ninh con người được xác định là yếu tố xuyên suốt trong quá trình phát triển"…

Khoảnh khắc Thượng úy vác cháu bé đuối nước... hút dư luận trong tuần - 3

Thứ trưởng Bộ Lao động yêu cầu giải quyết dứt điểm chính sách hỗ trợ tại Phú Yên

Trong chuyến công tác tại tỉnh Phú Yên, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hồi đã đi kiểm tra thực tế triển khai Nghị quyết 68 một số địa phương, thăm hỏi, động viên các hộ dân khó khăn, có người mất do dịch Covid-19.

Về thực hiện Nghị quyết 68 và Quyết định 23, tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Đến nay, Phú Yên đã thực hiện được 11 trong tổng số 12 chính sách Chính phủ đề ra.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hồi cũng thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế , đó là mức độ bao phủ, thực hiện chi trả chính sách đến người dân, người lao động trên địa bàn vẫn còn thấp. "Tỉnh cần tiếp tục tập trung giải quyết dứt điểm các chính sách theo quy định", Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi yêu cầu…

Khoảnh khắc Thượng úy vác cháu bé đuối nước... hút dư luận trong tuần - 4

Khoảnh khắc kỳ diệu Thượng úy công an vác cháu bé đuối nước chạy quanh sân

Dùng nghiệp vụ sơ cứu người đuối nước, Phó trưởng công an xã ở Thanh Hóa đã cứu sống một cháu bé 7 tuổi bị rơi xuống hồ nước.

Trước đó, vào khoảng 10h45 ngày 1/11, sau khi tan trường, cháu N.T.N. (SN 2014), ở thôn Bạch Hải, xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn cùng bạn đến hồ nước trong khuôn viên công sở xã Nga Bạch chơi. Trong lúc hái hoa tại khuôn viên, cháu N. không may bị trượt chân rơi xuống hồ.

Thấy vậy, người bạn đi cùng đã chạy vào hội trường xã kêu cứu. Thời điểm đó, các cán bộ của xã đang họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã nhanh chóng chạy ra hồ nước để tìm kiếm cháu bé…

Khoảnh khắc Thượng úy vác cháu bé đuối nước... hút dư luận trong tuần - 5

Giải thích sao về hàng loạt chữ ký giống nhau trong danh sách nhận hỗ trợ?

Ngày 5/11, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM Nguyễn Văn Lâm cùng đoàn công tác đã có buổi kiểm tra công tác chi hỗ trợ người dân tại địa bàn quận Tân Bình.

Qua quá trình kiểm tra đoàn phát hiện quận có tình trạng xuất hiện hàng loạt chữ ký giống nhau trong danh sách nhận hỗ trợ hoặc được đánh dấu (+) hoặc dấu (R).

Theo đại diện một số phường tại quận Tân Bình, tình trạng hàng loạt chữ ký giống nhau do người nhận hỗ trợ khi địa phương đi chi trả thì đang phải nhập viện, ở khu phong tỏa, đi sinh nên người nhà ký thay. Việc đánh dấu (+) hoặc (R) cũng do người nhận hỗ trợ đi cách ly nên người nhà nhận thay…

Khoảnh khắc Thượng úy vác cháu bé đuối nước... hút dư luận trong tuần - 6

Hơn 1,79 triệu người quên mật khẩu bảo hiểm xã hội số - VssID

Thống kê của BHXH VN, từ 29/9-15/10, số người quên mật khẩu VssID là hơn 1,79 triệu người, tăng 200% so với bình quân các tháng trước. Đặc biệt có người trong 1 tháng báo quên mật khẩu hơn 40 lần.

Nhằm hỗ trợ cá nhân đã đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH có thể chủ động lấy lại được mật khẩu để đăng nhập ứng dụng "VssID - Bảo hiểm xã hội số" (ứng dụng VssID) hoặc Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam mới đây đã triển khai hình thức cấp lại mật khẩu đăng nhập ứng dụng VssID qua phương thức nhắn tin đến đầu số 8079.

Cụ thể, từ ngày 22/10, để lấy lại mật khẩu đăng nhập ứng dụng VssID hoặc Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam, người dùng có thể sử dụng dịch vụ tin nhắn với cú pháp tin nhắn "BH MK {Mã số BHXH}" gửi tới đầu số 8079…

Khoảnh khắc Thượng úy vác cháu bé đuối nước... hút dư luận trong tuần - 7

Vụ tiếp viên karaoke 16 tuổi bị cưỡng hiếp: Chuyên gia trẻ em lên tiếng

Hành động ngang nhiên và côn đồ khi bắt người, cho đối tượng cưỡng hiếp trẻ dưới 16 tuổi tại Bình Thuận đang nóng dư luận, chuyên gia về trẻ em, bình đẳng giới đồng loạt lên tiếng, tỏ rõ bất bình.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Hải Hữu, nguyên Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết: "Nhà nước có đầy đủ các chính sách để bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em, trẻ vị thành niên, trẻ thành niên. Trường hợp sử dụng trẻ dưới 16 tuổi tại cơ sở karaoke tại Bình Thuận rồi để phát sinh vụ cưỡng hiếp nói trên, chủ cơ sở đã vi phạm các quy định của pháp luật khi sử dụng trẻ em trong lĩnh vực luật pháp cấm"…

Đối với hành vi cưỡng ép tình dục, cưỡng dâm đối với bé T, theo ông Hữu đối tượng có thể sẽ bị xử lý hình sự, bị phạt tù theo quy định của Bộ Luật hình sự năm 1999 và Bộ Luật hình sự sửa đổi 2015. Căn cứ vào mức độ vi phạm, các tình tiết, hoạt động có tổ chức hay hệ quả của vụ hiếp dâm, đối tượng có thể bị xử phạt tù từ 2 năm đến 7 năm hoặc 10 năm...

Khoảnh khắc Thượng úy vác cháu bé đuối nước... hút dư luận trong tuần - 8

Chàng trai bị gấu cắn cụt 2 chân chơi bóng cực đỉnh, bơi như vận động viên

Câu chuyện về chàng trai 19 tuổi ở TP Móng Cái (Quảng Ninh) cụt 2 chân do bị gấu cắn nhưng kiên trì rèn luyện để trở thành vận động viên bơi lội, đá bóng như cầu thủ chạm đến trái tim nhiều người. 

Kênh Tiktok và Facebook của Hưng có hàng trăm nghìn người theo dõi, những clip quay lại cảnh Hưng chơi bóng với bạn bè đã truyền cảm hứng tích cực tới nhiều người. Em đã được gặp nhiều cầu thủ nổi tiếng của đội tuyển bóng đá Việt Nam và được chính HLV Park Hang Seo gửi lời nhắn nhủ, động viên nuôi dưỡng đam mê chơi bóng…

Khoảnh khắc Thượng úy vác cháu bé đuối nước... hút dư luận trong tuần - 9

Vì sao chưa xử lý Tịnh thất Bồng Lai lợi dụng trẻ em để kêu gọi từ thiện?

Thời gian qua, Công an tỉnh Long An đã dùng nhiều biện pháp tuyên truyền để vạch mặt hành vi lợi dụng tôn giáo, lợi dụng trẻ em để kêu gọi từ thiện ở Tịnh thất Bồng Lai. Tuy vậy, Công an tỉnh vẫn chưa thể xử phạt, xử lý người đứng đầu Tịnh thất là ông Lê Tùng Vân.

"Đây không phải là cơ sở tôn giáo nên việc xưng danh tôn giáo là không đúng. Việc lợi dụng trẻ em để kêu gọi từ thiện cũng sai. Chúng tôi đã vạch trần những hành vi trên để người dân hiểu nhưng khó xử phạt, xử lý. Việc khuất tất trong từ thiện và kể cả vấn đề loạn luân trong Tịnh thất cũng chưa thấy ai thưa kiện nên rất khó trong việc xử lý", đại diện Công an tỉnh Long An thông tin thêm...

Khoảnh khắc Thượng úy vác cháu bé đuối nước... hút dư luận trong tuần - 10

Chị em kiệt sức: Hơn chục năm, chưa ngày nào được ngủ quá 6 tiếng

Đầu đợt dịch, chị Lê Thị Vân có 4 ngày làm việc "3 tại chỗ". Từ khi lấy chồng, sinh con, đây là lần đầu tiên chị được làm việc, ăn ngủ mà không phải xoay với trăm việc không tên. 

Chỉ riêng việc đi lại, đưa đón con trên đường phố, mỗi ngày đã mất 3 - 4 tiếng đồng hồ. Chỉ khi nào chị kẹt việc, mới đến lượt chồng thu xếp để giúp vợ đón con. 

Đêm nào sớm nhất cũng gần 23h chị mới có thể lên giường đi ngủ, lấy lại chút sức lực để quay lại quy trình một ngày mới. Cả chục năm nay, gần như chưa ngày nào chị ngủ được 6 tiếng đồng hồ…