PhotoStory

Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ

Thực hiện: Thanh Tùng

(Dân trí) - Trải qua hơn 400 năm, Nghè Nguyệt Viên - nơi thờ nữ Thành hoàng làng và 18 vị Tiến sĩ của làng khoa bảng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa - còn lưu giữ nét kiến trúc cổ kính, độc đáo.

Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ (Video: Thanh Tùng).

Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ - 1

Nghè Nguyệt Viên xưa thuộc làng Nguyệt Viên xã Từ Minh, tổng Từ Quang, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung), nay là làng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa.

Nghè được khởi dựng cuối thế kỷ XVI, năm Quý Tỵ, thuộc niên hiệu Quang Hưng triều vua Lê Thế Tông (1593), được trùng tu năm Đinh Hợi niên hiệu Minh Mệnh (1827). Năm Bính Thân niên hiệu Thành Thái (1896) Nghè được sửa chữa tiếp.

Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ - 2

Năm 1996, Nghè Nguyệt Viên được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Khác với nhiều di tích, Nghè thờ nữ Thành hoàng làng là Công chúa Mai Hoa và 18 vị Tiến sĩ đỗ đạt khoa cử. 

Ngày nay dù đã nhiều lần được trùng tu nhưng Nghè Nguyệt Viên vẫn giữ được lối kiến trúc độc đáo xưa. 

Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ - 3

Khu vực đại tự - nơi thờ nữ Thành hoàng làng được đặt ở chính giữa của Nghè. Trong cuốn lịch sử Đảng bộ xã Hoằng Quang, đến nay cả xã có 21 Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ. Trong số đó có nhiều người là thế hệ sau của gia đình cụ Lê Viết Tạo.

Trong di tích vẫn còn tấm bia ghi danh các vị Tiến sĩ của làng Nguyệt Viên đỗ đạt thời Phong kiến. Mở đầu là Tiến sĩ Nguyễn Trật (thời vua Lê Thần Tông) và người cuối cùng của làng, cũng là cuối cùng của cả nước thi đỗ Tiến sĩ thời Phong kiến là cụ Phó bảng khoa thi Kỷ Mùi 1919 Lê Viết Tạo.  

Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ - 4
Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ - 5
Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ - 6

Mái gồm hai lớp, giữa hai lớp có thêm phần cổ diêm với nhiều cửa sổ con, tạo không gian thoáng đãng. 

Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ - 7

Phía trước bậc tam cấp bước vào Nghè là cặp đôi sấu đá được chạm trong tư thế đang chồm tới, đầu hơi ngẩng, mắt lồi, mũi thon, miệng rộng, miệng ngậm viên ngọc quý.

Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ - 8
Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ - 9

Phía trước cửa chính của Nghè Nguyệt Viên được tạo dựng bằng các vách gỗ và cột, kèo với kỹ thuật chạm khắc nhiều lớp. Bên cạnh đó, nghệ nhân xưa cũng khéo léo kết hợp đường nét, hình khối xoay quanh đề tài tứ linh với các chi tiết tinh tế.

Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ - 10

Bên góc trái trước cửa Nghè Nguyệt Viên là một tấm văn bia cổ. Qua thời gian, tấm văn bia này nhiều lần bị nứt gãy, được người dân địa phương sửa chữa lại. 

Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ - 11
Nghè cổ hơn 400 tuổi thờ nữ Thành hoàng làng khoa bảng và 18 vị Tiến sĩ - 12

Theo ông Cao Xuân Mạc, Trưởng ban quản lý di tích cho biết, từ xa xưa, cứ vào sáng mùng 1 Tết Nguyên đán, những người đỗ đạt trong làng, người theo con đường học hành, khoa cử lại ra Nghè dâng hương, đàm đạo. Lễ hội truyền thống Nghè Nguyệt Viên diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 2 Âm lịch với nhiều hoạt động. Ngoài ra, người cao niên trong làng cũng thường ra phía sân Nghè Nguyệt Viên để hóng mát dưới tán cây đa, ngồi trò chuyện và tập dưỡng sinh.