1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Vì sao Nga - Trung có thể bắt tay chặt chẽ trên "bàn cờ" Afghanistan?

Đức Hoàng

(Dân trí) - Những mối lo ngại chung có thể thúc đẩy Trung Quốc và Nga hợp tác mạnh mẽ hơn tại Afghanistan sau khi Mỹ rút quân sau nhiều năm "sa lầy".

Vì sao Nga - Trung có thể bắt tay chặt chẽ trên bàn cờ Afghanistan? - 1

Một tay súng Taliban vác súng phóng lựu (Ảnh: AFP).

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh rút quân Mỹ khỏi Afghanistan vào tháng 9 và diễn biến hiện tại cho thấy, Taliban đang là lực lượng nắm lợi thế áp đảo. Taliban trong những ngày qua đã tấn công chớp nhoáng trên khắp cả nước, đẩy quân đội chính phủ Afghanistan co cụm lại và mất dần các thành phố chủ chốt. Hiện thời, Taliban đã tới cửa ngõ Kabul và "tiến vào từ nhiều hướng", theo giới chức Afghanistan.

Taliban tuyên bố đang điều người tới phủ tổng thống Afghanistan để đàm phán nhằm tìm kiếm việc chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Trong kịch bản nếu Taliban lên nắm quyền, cả Nga và Trung Quốc sẽ đều có những mối lo lắng chung rằng khu vực Trung Á có thể sẽ rất dễ xảy ra bất ổn.

Về phía Trung Quốc, chính quyền nước này cáo buộc phong trào ETIM - được cho có quan hệ với Taliban, đã sử dụng Afghanistan như là căn cứ để đào tạo lực lượng nhằm thực hiện các vụ tấn công ở Tân Cương. Trong khi đó, Nga hiện vẫn đang coi Taliban là nhóm khủng bố nhưng đã bắt đầu có các hoạt động tương tác với nhóm vũ trang này trong những năm qua.

Zhou Chenming, một nhà nghiên cứu từ Viện khoa học và công nghệ quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc lo ngại rằng các lực lượng cực đoan và khủng bố ở Trung Á sẽ sử dụng việc rút quân của Mỹ để tiến hành các cuộc tấn công vào Tân Cương hoặc dự án đầu tư của Bắc Kinh trong khu vực trong khuôn khổ sáng kiến "Một vành đai, một con đường".

Tính toán của Nga - Trung

Một phương án mà Trung Quốc có thể tính đến là hợp tác với Nga trong nỗ lực chống bất ổn và khủng bố ở Trung Á, theo các chuyên gia.

Su Chang, một chuyên gia tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định rằngAfghanistan có thể đối mặt với một tương lai an ninh rất phức tạp và đây có thể là điểm mà Nga và Trung Quốc có thể tìm tiếng nói chung để hợp tác.

"Nếu kịch bản chuyển giao quyền lực xảy ra, việc quét sạch nạn buôn lậu ma túy tràn lan, các cuộc tấn công "sói đơn độc" và các vụ việc liên quan đến các lực lượng cực đoan và khủng bố sẽ trở nên khó khăn hơn. Có nhiều vấn đề có thể thúc đẩy Nga và Trung Quốc bắt tay nhau để hợp tác liên quan tới an ninh. Nga cần duy trì an ninh và kiểm soát hoạt động buôn bán ma túy ở sân sau của nước này, trong khi Trung Quốc cần ngăn chặn ETIM xâm nhập Tân Cương", chuyên gia Su nói.

Trước đó, trong cuộc gặp với phó thủ lĩnh Taliban Mullah Baradar Akhund hồi cuối tháng trước ở Thiên Tân, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi Taliban cắt đứt quan hệ với ETIM. Phát ngôn viên Taliban Mohammad Naeem cho biết, lãnh đạo Baradar của họ đã cam kết rằng lãnh thổ của Afghanistan sẽ không được dùng để thực hiện các kế hoạch gây đe dọa tới an ninh quốc gia Trung Quốc.

Eagle Yin, một chuyên gia từ Quỹ Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho rằng việc Nga hợp tác với Taliban và cả Nga là cần thiết. Chuyên gia Yin nói rằng cả Bắc Kinh và Moscow dường như đạt được đồng thuận trong việc hợp tác. Trung Quốc, đối tác thương mại chính của các nước Trung Á, có thể tập trung vào việc phát triển kinh tế, trong khi Nga có thể tập trung vào khía cạnh an ninh, theo chuyên gia Yin.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm