1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ukraine tìm cách "bóp nghẹt" huyết mạch hậu cần Nga ở Kursk

Đức Hoàng

(Dân trí) - Ukraine vẫn đang tìm cách để cô lập 800km2 lãnh thổ Nga ở Kursk nhằm ngăn lực lượng Moscow tiếp tế hậu cần cho khu vực này.

Ukraine tìm cách bóp nghẹt huyết mạch hậu cần Nga ở Kursk - 1

Hình ảnh cây cầu cố định ở Kursk, Nga bị Ukraine phá hủy (Ảnh chụp màn hình: Quân đội Ukraine).

Bắc cầu qua sông được coi là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong các hoạt động quân sự. Người Ukraine hiểu rõ những thách thức này, họ không mấy thành công khi vượt sông Dnipro gần Kherson.

Trong vài tuần qua, người Nga đã phải đối mặt với những khó khăn tương tự khi cố gắng xây dựng cầu phao bắc qua sông Seim ở Kursk, sau khi lực lượng Ukraine phá hủy 3 cây cầu cố định, chặn các tuyến tiếp tế của Nga.

Thách thức với Nga càng thêm gia tăng khi Ukraine dùng UAV nhằm mục tiêu phá hủy những cây cầu phao này. Đây là nỗ lực của Ukraine nhằm cô lập 800km2 của vùng Kursk ở phía tây nam sông Seym để ngăn Nga tiếp tế cho khu vực ở phía bên kia con sông.

Bắc cầu qua sông là nhiệm vụ khó khăn theo nhiều khía cạnh. Sông là một chướng ngại vật tự nhiên với dòng chảy mạnh, nước sâu và bờ không ổn định. Việc xây dựng một cây cầu đủ vững chắc để hỗ trợ các phương tiện quân sự, bao gồm xe tải và xe bọc thép, đòi hỏi các đơn vị công binh đặc chủng.

Sau khi được xây dựng, cây cầu trở thành mục tiêu tấn công và nếu không có sự phối hợp thích hợp, các phương tiện băng qua cây cầu sẽ dễ bị tập kích.

Các đơn vị quân đội Nga được đào tạo chuyên sâu có thể dựng cầu phao tạm thời chỉ trong vài giờ. Sau đó, họ phối hợp các lực lượng để thực hiện vượt sông một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây là kịch bản lý tưởng về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế thì sự xuất hiện của UAV đang khiến Nga chật vật trong việc xây cầu phao.

UAV đã cung cấp cho Ukraine một số năng lực mới mà hỏa lực truyền thống không có. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái thậm chí chính xác hơn pháo binh ở một góc độ nào đó vì chúng sẽ bay lảng vảng trong một thời gian và chờ lệnh lao xuống.

Hơn nữa, lực lượng Ukraine không cần phải ở gần cây cầu, giúp giảm nguy cơ bị hỏa lực của Nga tấn công. Máy bay không người lái cũng có thể duy trì giám sát liên tục trên một con sông, nhanh chóng xác định thời điểm bắt đầu một hoạt động bắc cầu.

Biện pháp phòng thủ phổ biến nhất chống lại các cuộc tấn công của Ukraine sử dụng các vật che khuất, chẳng hạn như màn khói.

Tuy nhiên, máy bay không người lái hiện được trang bị các cảm biến tiên tiến, nhiều trong số đó có thể nhìn xuyên qua các vật che khuất này. Ví dụ, camera hồng ngoại có thể xuyên qua khói và sương mù, giúp phát hiện ra một cây cầu nhờ cảm biến nhiệt độ.

Ngoài ra, các cảm biến mới cũng sử dụng cảm biến tần số vô tuyến để theo dõi tín hiệu vô tuyến của xe quân sự, cho phép máy bay không người lái xác định chính xác vị trí của đơn vị bắc cầu khi tiến gần đến sông.

Giới chuyên gia phương Tây dự đoán, việc quân đội Ukraine quyết tâm cô lập vùng lãnh thổ bên trái sông Seym là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy họ có thể sắp mở một cuộc tấn công trên bộ vào chính khu vực mà họ vừa tìm cách cắt đứt tiếp tế.

Theo Forbes

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm