PhotoStory

Những "bảo mẫu" chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội

Thực hiện: Mạnh Quân

(Dân trí) - Phía sau những chú hổ khỏe mạnh được du khách tham quan, ngắm nhìn tại Vườn thú Thủ Lệ (Hà Nội) là công sức của cả một tập thể ngày đêm chăm sóc, lo lắng như chính những đứa con của mình.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 1

Vườn thú Hà Nội (Công viên Thủ Lệ) là nơi bảo tồn, chăm sóc rất nhiều loài động vật hoang dã phục vụ du khách tới tham quan. Tuy nhiên, phía sau bức tường kiên cố được dựng lên để đảm bảo an toàn là những con người gắn bó nhiều năm với việc chăm sóc, sinh hoạt cùng hổ.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 2

Mỗi ngày, từ 7h sáng, những người công nhân tại Vườn thú Hà Nội lại tất bật với công việc vệ sinh, chăm sóc những loài động vật đang được bảo tồn trong công viên, đặc biệt trong số đó là các chú hổ dũng mãnh.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 3

Tại Vườn thú Hà Nội hiện có tổng cộng 9 cá thể hổ đang được chăm sóc, đa phần là giống hổ Đông Dương. Trung tâm chăm sóc được chia thành 2 khu: Khu chăm sóc hổ trưng bày và khu chăm sóc hổ sinh sản. Hiện tại, cá thể hổ nhỏ tuổi nhất tại đây là 3 tuổi, già nhất từ 16-17 tuổi.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 4

Tổ chăm sóc thú dữ gồm hơn 10 thành viên, chia thành các ca kíp trực bắt đầu từ 7h30 sáng tới 4h30 chiều với nhiệm vụ chủ yếu là dọn dẹp, vệ sinh chuồng, cho hổ ăn.

Chuồng nuôi hổ được chia thành 2 khu, được ngăn cách bởi các bức tường bê tông và hàng rào sắt kiên cố.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 5
Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 6

Nhân viên mở cửa chuồng để hổ di chuyển tới khu trước (khu vực hổ tắm nắng, vui chơi) bằng việc kéo những khối bê tông nặng từ bức tường phía sau chuồng.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 7

Hổ sau khi ra khỏi chuồng sẽ được nhân viên đóng cửa cẩn thận rồi mới vào dọn dẹp, phun rửa sàn sạch sẽ.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 8

Thời điểm dịch Covid-19, khu vực chuồng trại chăm sóc thú dữ cũng được nhân viên thường xuyên phun khử khuẩn.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 9

Anh Nguyễn Quang Phúc (52 tuổi), hiện đang là Tổ trưởng Tổ Thú dữ thuộc Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội, anh đã gắn bó với việc chăm sóc hổ tại Vườn thú Hà Nội từ năm 1996 tới nay. Anh Phúc cho biết, để làm được công việc hiện tại ngoài việc kiên trì, can đảm thì cần phải dành tình cảm, tình yêu thương với động vật.

Gần 30 năm làm công việc chăm sóc hổ, anh Phúc vẫn còn nhớ những lần anh và các công nhân ở đây phải ăn nằm cùng hổ ở trong chuồng. Đó là khi hổ ốm, anh cùng mọi người phải cho hổ vào cũi rồi kê phản, mắc màn nằm ngay bên cạnh để ngủ.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 10

Bữa ăn dành cho Hổ thường bắt đầu khoảng 10h sáng với thực đơn gồm thịt bò tươi và sườn được các công nhân trong khu chế biến chuẩn bị cẩn thận, cân đo đúng trọng lượng khẩu phần ăn tùy thuộc vào tình trạng của các cá thể hổ.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 11

Khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho một cá thể hổ thường là 5kg thịt và 1kg sườn, và đặc biệt hổ chỉ ăn một bữa duy nhất trong ngày.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 12

Chị Ngọc (47 tuổi) cho biết, hơn 20 năm nay, công việc của chị là tắm rửa và cho những chú hổ, sử tử, gấu ở trong công viên ăn.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 13
Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 14

Những con vật hung dữ cũng có tình cảm thân thiết như con người, tuy nhiên với bản năng hoang dã nên chị Ngọc vẫn luôn cẩn trọng, đề phòng khi cho hổ ăn.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 15

Có những chú hổ được chị Ngọc chăm sóc ngay từ khi còn nhỏ nên chúng dành tình cảm đặc biệt riêng với chị. 

"Có 2 chú hổ được đặt tên là Bống và Bi, cả 2 được đưa đến Công viên Thủ Lệ khi 4 tháng tuổi, nặng khoảng 12kg. Ban đầu khi còn nhỏ, hai chú hổ cũng hung dữ lắm, dọa chúng tôi không cho lại gần. Sau đó mãi mới làm cho chúng quen với mình vì mình có tình cảm với nó, nó sẽ có tình cảm ngược lại với mình", chị Ngọc nói.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 16

Theo chị Ngọc, dù vui vẻ, yêu thích công việc nhưng chị cũng đã từng bị các vết cào, cắn của hổ và sư tử khi đùa nghịch.

"Hồi mới lớn, hổ và sư tử thường mọc răng nên nó chỉ cắn đùa nghịch thôi nhưng vì kích thước quá lớn nên thường gây những vết bầm tím khắp người. Nhiều lúc, chúng còn gần gũi, nhảy vào lòng chơi cùng mình. Khi về nhà, có lần tôi thấy khắp cơ thể bầm tím nhưng vẫn yêu thích công việc của mình", chị Ngọc chia sẻ.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 17

Việc chăm sóc cá thể hổ khi ốm đau, bệnh tật cũng được theo dõi thường xuyên. Chị Lê Thu Hà hiện đang là bác sĩ thú y duy nhất tại đây cho biết, chị và đồng nghiệp thường xuyên phải kiểm tra, theo dõi các cá thể xem có hiện tượng lạ như chán ăn, mệt mỏi... hay không. Nếu có sẽ báo cáo lãnh đạo và lên các phương pháp điều trị phù hợp.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 18

Khẩu phần ăn của hổ được bổ sung thêm vitamin tăng sức đề kháng bằng cách bơm thuốc vào thịt bò.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 19

Gắn bó hơn 10 năm với công việc, chị Hà ngoài tình yêu những chú hổ còn coi hổ như những người bạn thân thiết. Hổ có khỏe mạnh thì chị mới yên tâm.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 20

Thông qua ánh mắt, cử chỉ mà người nuôi hổ có thể phán đoán được tình trạng sức khỏe của hổ.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 21

Việc giữ ấm cho hổ trước thời tiết giá lạnh của Hà Nội cũng được chuẩn bị bằng hệ thống máy sưởi bố trí trước các chuồng.

Những bảo mẫu chăm hổ tại Vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội - 22

Mỗi "bảo mẫu" chăm hổ tại Vườn thú Hà Nội đều nhận thức được sự khó khăn, nguy hiểm với công việc mình chọn, tuy nhiên với tình yêu thương động vật họ đã không quản ngại khó khăn lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho hổ.